Sữa non tiểu đường Gluzabet đang được quảng cáo như thuốc chữa bệnh?


(CHG) Thời gian gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội  thường xuyên quảng cáo rầm rộ sản phẩm sữa non tiểu đường Gluzabet của Công ty CP kinh doanh thương mại Dragon với công dụng như một dạng thực phẩm thay thế cho thuốc điều trị tiểu đường và một số bệnh khác...Liệu Doanh nghiệp sản xuất sữa trên có đang “thổi phồng” công dụng, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng?

Sữa non động vật có thực sự tốt?

Sữa non được hiểu là phần sữa được tiết ra trong khoảng 48 tiếng đầu sau khi sinh. Sữa thường đặc, sánh, rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A, đạm, kháng thể và bạch cầu. Chất đạm trong sữa non nhiều gấp 10 lần trong sữa trưởng thành (sữa sau khi sinh 10 ngày) nhưng dễ hấp thu và chuyển hoá. Trong sữa non chứa kháng thể IgA, IgM, IgG, IgD, một số có tác dụng chống siêu vi trùng như Interferon, Fibronectin (tăng hoạt động bạch cầu, đại thực bào - tế bào miễn dịch...)

Sản phẩm sữa non tiểu đường Gluzabet của Công ty CP kinh doanh thương mại Dragon với công dụng như một dạng thực phẩm thay thế cho thuốc điều trị tiểu đường và một số bệnh khác

Sản phẩm sữa non tiểu đường Gluzabet của Công ty CP kinh doanh thương mại Dragon với công dụng như một dạng thực phẩm thay thế cho thuốc điều trị tiểu đường và một số bệnh khác

Dựa vào những công dụng mà sữa non mang lại, các nhà sản xuất không ngừng cho ra đời những sản phẩm sữa non đóng hộp, các loại sản phẩm được quảng cáo có công thức giống như sữa non của mẹ, chữa bệnh xương khớp, chữa bệnh tiểu đường….. 

Tuy nhiên, sữa non động vật đóng hộp trên thị trường hiện nay (sữa bò, dê, cừu...) khi sản xuất ra được sấy khô, đóng hộp và có thể thêm một số thành phần khác. Trong quá trình sấy, các kháng thể của sữa non động vật biến đổi hoạt tính. Các kháng thể này chỉ có tác dụng kháng bệnh tật khi con non mới sinh của chúng bú trực tiếp. Ngay cả khi sử dụng trực tiếp từ vú động vật, kháng thể này cũng không phát huy tác dụng khác đặc điểm loài, không phù hợp với con người. Vì vậy, sữa non động vật chưa chắc đã có khả năng đề kháng như các công ty đang quảng cáo rầm rộ trên các nền tảng mạng xã hội. Đáng chú ý, hàm lượng sữa non có trong 100g sản phẩm thường rất nhỏ chỉ chiếm 2% đến 5%. Vì vậy, không thể gọi  những loại sữa đang quảng cáo rầm rộ trên thị trường hiện nay là sữa non được.

Có hay không việc sữa non Gluzabet được “tung hô” như một dạng “thực phẩm” có khả năng điều trị bệnh tiểu đường?

Thời gian qua, sữa non Gluzabet được quảng cáo tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội,  sữa được quảng cáo có công dụng như một dạng thực phẩm chức năng trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường.Thực tế cho thấy, bệnh tiểu đường nếu không được điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như các bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương...

Nắm bắt tâm lý cũng như nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp trên đã giới thiệu đến người tiêu dùng sản phẩm sữa non tiểu đường với lời giới thiệu sản phẩm được làm từ nguyên liệu thiên nhiên và có công dụng như thuốc điều trị bệnh tiểu đường, nhằm lừa dối khách hàng.

Để tìm hiểu thông tin, phóng viên Tạp chí điện tử kỹ thuật chống hàng giả và gian lận thương mại tìm hiểu tại một số website, một số fanpage như: Gluzabet.vn, Gluzabetchinhhang.vn, Gluzabetsuatieuduong.com, các Website với nội dung quảng cáo: Gluzabet là sản phẩm sữa non cho người tiểu đường tại Việt Nam ứng dụng độc quyền công thức ALA vào quá trình sản xuất. Công thức ALA giúp hấp thụ và phát huy tác dụng nhanh hơn các sản phẩm thông thường; Với 32 Vitamin và khoáng chất; Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. 

Các thông tin tại các website trên khẳng định, những sản phẩm sữa trên có công dụng:  Giảm biến chứng, tê bì, tiểu đêm, mờ mắt … bạn sẽ cảm nhận được cơ thể khoẻ mạnh hơn, ăn ngủ ngon hơn. Hạ đường huyết về chỉ số an toàn và duy trì ổn định lâu dài; Bổ sung kháng thể, nâng cao hệ miễn dịch và chăm sóc sức khỏe; Hương vị sữa ngọt thanh, thơm ngon, dễ uống, có thể thay thế bữa ăn. Tuy nhiên, trên nhãn mác của loại sữa này chỉ ghi công dụng như một loại sữa thông thường: “Sản phẩm được sử dụng để thay thế bữa ăn, hoặc bổ sung cho chế độ ăn hàng ngày, giúp bổ sung năng lượng, Vitamin và dưỡng chất cần thiết. Hỗ trợ tăng cường sức khỏe, tăng cường sinh lực, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, phù hợp với người tiểu đường, người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường”. 

Công dụng của sữa Gluzabet được ghi trên nhãn mác.

Công dụng của sữa Gluzabet được ghi trên nhãn mác.

Trong website chính thức của công ty nêu nhiều nội dung quảng cáo có dấu hiệu “thổi phồng” công dụng của sản phẩm như trên, ngoài ra còn có nhiều Clip  phỏng vấn những người uống sữa với nội dung mô tả về công dụng của loại sữa này như loại thuốc chữa tiểu đường.Website còn sử dụng hình ảnh, phát biểu của  diễn viên nổi tiếng như: Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Văn Báu và một số diễn viên khác để quảng bá cho sản phẩm này. 

Các chuyên gia dinh dưỡng và nghệ sỹ quảng cáo cho sữa Gluzabet.

Các chuyên gia dinh dưỡng và nghệ sỹ quảng cáo cho sữa Gluzabet.

Quy định của Nhà nước nghiêm cấm hành vi quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật quảng cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan, quảng cáo nội dung sai với công dụng, thông tin của sản phẩm để lừa dối khách hàng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Cá nhân có hành vi vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Tại điểm b, c khoản 4 điều 70 Nghị định 158/2013/NĐ-CP và khoản 55 điều 2 Nghị định 28/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Quảng cáo thực phẩm chức năng dưới dạng liệt kê công dụng của từng thành phần của sản phẩm.

Các chương trình khuyến mại của thương hiệu Gluzabet có vi phạm Luật thương mại 2005?

Theo ghi nhận của PV, tại các website có đăng các chương trình khuyến mại được doanh nghiệp sở hữu nhãn hàng này thay đổi thường xuyên, liên tục. Việc thay đổi trên với thời gian ngắn như vậy có kịp cho doanh nghiệp đăng ký chương trình khuyến mại với cơ quan chức năng là một nội dung cần được kiểm tra làm rõ.

Theo Luật Thương mại năm 2005, khi doanh nghiệp áp dụng các hình thức khuyến mại hàng hóa, dịch vụ của mình thì phải thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý về khuyến mại. Doanh nghiệp chỉ được áp dụng hình thức khuyến mại này nếu được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận trước khi thực hiện. Hàng hóa dịch vụ được dùng để khuyến mại, được quy định và hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 81/2018/NĐ-CP yêu cầu các hình thức khuyến mại phải đăng ký, trong đó có hoạt động Tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền. Với phạm vi bán hàng trên cả nước, việc khuyến mại phải được đăng ký với Bộ Công Thương theo quy định.

Trụ sở của công ty sở hữu thương hiệu sữa non tiểu đường Gluzabet có dấu hiệu vườn không nhà trống?

Để tìm hiểu rõ thông tin về các dấu hiệu sai phạm của nhãn hàng này, PV đã tìm đến trụ sở của Công ty CP kinh doanh thương mại Dragon tại số 3 ngõ 112/15/38 Định Công Thượng, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội như trên địa chỉ ghi trên hồ sơ công ty và nhãn mác hàng hoá. Điều rất bất ngờ là tại đây cửa luôn đóng trong giờ hành chính và không có biển hiệu của Công ty được treo theo quy định. PV liên hệ đến bộ phận tư vấn để tìm hiểu thông tin về trụ sở hiện tại của Công ty đang hoạt động thì luôn bị từ chối trả lời về thông tin này. 

Văn phòng của công ty CP Kinh doanh thương mại Dragon không có biển hiệu và luôn trong tình trạng cửa đóng then cài.

Văn phòng của công ty CP Kinh doanh thương mại Dragon không có biển hiệu và luôn trong tình trạng cửa đóng then cài.

Câu hỏi đặt ra là tại sao một Công ty lớn như Dragon lại không có địa chỉ rõ ràng, phải chăng đang có điều gì khuất tất trong sản xuất kinh doanh. Đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra toàn diện hoạt động Công ty CP kinh doanh thương mại Dragon và xử lý theo quy định, bảo vệ quyền lợi cũng như sức khỏe của người tiêu dùng. 

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.

 

Còn lại: 1000 ký tự

Lê Văn BiênTôi rất đồng tình với bài viết của web, hi vọng cơ quan chức năng sớm vào cuộc và có kết luận chính xác

Tiền Giang: Xử phạt hơn 100 triệu đồng về hành vi buôn bán hàng giả

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 Công ty buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng và không có bản tự công bố sản phẩm, với số tiền xử phạt, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Long An: Tạm giữ số lượng lớn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An phối hợp Công an huyện Đức Hòa thực hiện kiểm tra cơ sở đang livestream bán hàng trực tuyến, tạm giữ số lượng lớn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Thanh Hóa: Phát hiện đường dây sản xuất nước giặt, nước rửa bát giả nhãn hiệu Thái Lan

(CHG) Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Nghi Sơn đã hoàn tất hồ sơ đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa bát giả nhãn hiệu Thái Lan.

Xem chi tiết
Quảng Bình: Tiêu hủy hơn 1500 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình đã tiến hành giám sát tiêu huỷ hơn 1500 sản phẩm thời trang giả mạo các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam. Tổng trị giá tang vật vi phạm bị tiêu hủy hơn 56 triệu đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 06 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh dược

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai kiểm tra, xử phạt hành chính 06 cơ sở kinh doanh dược vi phạm theo quy định của pháp luật, với số tiền 47 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3