Thái Bình: Tăng cường giám sát kinh doanh các mặt hàng Tết Trung thu


(CHG) Thực hiện công văn số 159/CQLTT-NVTH ngày 16/8/2022 của Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội QLTT số 3 đã tăng cường công tác quản lý địa bàn, giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường đối với các mặt hàng trong dịp Tết Trung thu năm 2022. 

Đội QLTT số 3, Cục QLTT tỉnh Thái Bình được giao quản lý địa bàn 2 huyện là Quỳnh Phụ và Hưng Hà. Dù địa bàn quản lý rộng, nhưng cán bộ Đội QLTT số 3 luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết mình vì công việc.

Cán bộ Đội QLTT số 3 thực hiện kiểm tra hàng hóa tại cơ sở kinh doanh

Ông Nguyễn Anh Đức, Đội trưởng Đội QLTT số 3 cho biết, dịp Tết Trung thu nhu cầu mua sắm tiêu dùng các mặt hàng như bánh trung thu, kẹo, rượu, bia, nước ngọt, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm sản xuất bánh trung thu, đồ chơi trẻ em… có xu hướng tăng cao. Đây chính là thời điểm phát sinh các vi phạm về lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn quản lý.

8 tháng đầu năm 2022, Đội QLTT số 3 đã tổ chức kiểm tra 208 vụ,  xử lý 168 vụ, tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước 426.813.000 đồng. Trong đó, lĩnh vực an toàn thực phẩm, Đội QLTT số 3 đã xử lý 33 vụ, số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước là 36.750.000 đồng.

Ngoài ra, Đội QLTT số 3 còn tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; tiến hành ký cam kết với các cơ sở kinh doanh với nội dung không kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Qua đó giữ vững ổn định thị trường trên địa bàn các huyện, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các cơ sở kinh doanh và quyền lợi người tiêu dùng.

Cũng thực hiện chỉ đạo của Cục QLTT Thái Bình về tăng cường kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm dịp Trung thu, Đội QLTT số 1 đã phát hiện 4.202  sản phẩm đồ chơi trẻ em các loại không có nhãn hàng hóa, không có tem hợp quy tại TP. Thái Bình. Thời điểm này, chủ cửa hàng cũng chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của toàn bộ số hàng hóa nêu trên.

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3