Thận trọng khi mua thực phẩm trực tuyến trong những ngày nghỉ lễ


(CHG) Ăn uống cùng gia đình, hay tụ tập bạn bè là một phần không thể thiếu trong những ngày nghỉ lễ. Để không bị ngộ độc, tránh rủi ro về vấn đề thực phẩm, nên tham khảo những lời khuyên quan trọng dưới đây.
Tuân thủ nguyên tắc an toàn tránh ngộ độc thực phẩm
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngộ độc là do vi sinh vật, hoá chất, độc tố tự nhiên và do thức ăn hư hỏng, biến chất. Các tác nhân trên đều có thể xảy ra qua đường ăn uống, chế biến và bảo quản thực phẩm. Những nơi có nguy cơ cao để xảy ra mất vệ sinh an toàn thực phẩm là các cơ sở kinh doanh dịch vụ thức ăn đường phố, cơ sở phục vụ bữa ăn tập thể không được cấp phép, quán ăn vỉa hè...
Để tránh rủi ro về thực phẩm, không bị ngộ độc, các chuyên gia y tế khuyên người tiêu dùng nên lưu ý những điều sau:
Cần để riêng và phân loại các loại thực phẩm, đựng trong bao bì phù hợp, tránh nhỏ giọt hay chảy dính sang các thực phẩm khác, cách tốt nhất là dùng hộp và túi nhựa kín khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh.
Chế biến và nấu kỹ thức ăn, các loại thực phẩm như thịt, gà tây, hải sản và trứng có thể mang mầm bệnh gây ngộ độc thực phẩm. Có thể sử dụng nhiệt kế thực phẩm để đảm bảo những thực phẩm này được chế biến đúng cách và nhiệt độ an toàn. Các món sườn nướng, bít tết và giăm bông nên để thêm 3 phút sau khi lấy chung ra khỏi lò nướng và vỉ nướng.
Sau khi thức ăn đã được chế biến, cần phải bảo quản thức ăn đúng theo tiêu chuẩn: thức ăn nóng cần bảo quản nóng và giữ lạnh thức ăn cần bảo quản lạnh.
Sử dụng trứng tiệt trùng cho các món ăn có trứng sống: Khuẩn Salmonella và các khuẩn có hại khác có thể sống trong và bên vỏ ngoài trứng. Rất nhiều món ăn yêu thích được làm từ trứng trong ngày lễ, do vậy, nên nhớ sử dụng trứng đã tiệt trùng khi chế biến những món ăn này.
Và cần tuân thủ nguyên tắc rửa tay: trước, trong và sau khi chế biến đồ ăn; trước khi ăn; sau khi xử lý thức ăn cho vật nuôi hoặc chạm vào vật nuôi; sau khi đi vệ sinh; sau khi thay tã cho trẻ em; sau khi chạm vào rác…

Đối với bữa tiệc nhiều món lựa chọn (dạng buffet), khi nấu ăn, chuẩn bị hoặc phục vụ thức ăn cho các nhóm đông người, điều quan trọng là phải giữ thực phẩm an toàn.
Giữ vệ sinh sạch sẽ: Tuân thủ việc rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy ít nhất 20 giây trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn và trước khi ăn.
Rửa thớt, bát đĩa, dụng cụ và mặt bàn bằng dung dịch rửa bát chén sau khi chuẩn bị từng món ăn.
Để thực phẩm tươi sống như thịt lợn, thịt gà, các loại gia cầm, hải sản và trứng... tách khỏi các loại thực phẩm không được nấu chín trước khi ăn, chẳng hạn như trái cây, rau xà lách, salat nguội và bánh mỳ...
Ngoài ra, cũng nên để riêng thịt sống, thịt gà và các loại thịt gia cầm, hải sản và trứng với các loại thực phẩm khác khi đi chợ và trong tủ lạnh.
Sử dụng riêng thớt, đĩa, hoặc dao cho thịt sống, thịt gà và các loại gia cầm, hải sản... một thớt, đĩa dao riêng cho rau, củ, quả, bánh mỳ và các loại thực phẩm không cần nấu chín khác.
Nấu thực phẩm đạt nhiệt độ an toàn: Sử dụng nhiệt kế thực phẩm để đảm bảo thực phẩm được nấu ở nhiệt độ đủ nóng để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh.
Thực hiện theo các hướng dẫn thời gian chờ khi thực phẩm được chế biến bằng lò vi sóng.
Luôn theo các hướng dẫn chế biến thức ăn và chỉ dẫn về thời gian chờ, đó là khoảng thời gian bảo quản thực phẩm an toàn sau khi chế biến.
Quy tắc 2 giờ: Một số thực phẩm sẽ nhanh chóng trở nên không an toàn nếu không được làm lạnh hoặc đông lạnh, chẳng hạn như thịt, thịt gà và các loại gia cầm khác, hải sản, sữa, trái cây gọt sẵn, rau và đồ ăn thừa đã nấu chín.
Loại bỏ thực phẩm dễ hỏng sau khi đã để bên ngoài quá 2h và 1h đối với thực phẩm để ngoài trời nóng, chẳng hạn như thức ăn phục vụ trong buổi dã ngoại hoặc đoàn tụ gia đình ngoài trời.
Đảm bảo an toàn thực phẩm khi mua thực phẩm trực tuyến
Mua thực phẩm trực tuyến đã trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây vì việc đặt đồ ăn hoặc giao đồ thực phẩm qua các trang web hoặc ứng dụng di động khá thuận tiện. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng nên thận trọng khi mua thực phẩm trực tuyến, đặc biệt đối với nhóm thực phẩm có nguy cơ cao. Cách tốt nhất là kiểm tra kỹ chi tiết giấy phép của cơ sở thực phẩm trước khi đặt hàng đảm bảo an toàn thực phẩm.
Khi mua thực phẩm thuộc nhóm thực phẩm nguy cơ cao, bao gồm các loại thực phẩm có nguy cơ ngộ độc cao như hàu sống, shushi và sashimi… khách hàng nên tìm đến các cửa hàng tin cậy hoặc cửa hàng bán trực tuyến nhưng đã được cấp phép và đủ tiêu chuẩn bán các loại thực phẩm này. Các điều kiện cấp phép của giấy phép kinh doanh tại cửa hàng hoặc trực tuyến đều phải kèm theo thông tin bán hàng trên web, tài khoản bán hàng trực tuyến hay thông tin quảng cáo bán hàng của cơ sở thực phẩm, bao gồm: Loại và số giấy phép; Một số loại thực phẩm nguy cơ cao được phép kinh doanh; Địa chỉ cơ sở...
Những thông tin này giúp người tiêu dùng có thể xác minh trên trang web của cơ quan quản lý.
Người tiêu dùng cần phải lưu ý và để ý tới thời điểm giao nhận hàng và nhiệt độ kiểm soát thực phẩm khi đặt những thực phẩm được giao lại bởi các đại lý. Các suất ăn vận chuyển trong thời gian dài sẽ có thể bị hỏng nếu nhiệt độ bảo quản và giao hàng không kiểm soát tốt.
Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh phát triển và nhân lên nhanh chóng ở vùng nhiệt nguy hiểm giữa khoảng 4 độ C và 60
độ C. Để đảm bảo an toàn thực phẩm, thực phẩm nóng và thực phẩm lạnh nên giữ ở nhiệt độ trên 60 độ C và từ 4  độ C trở xuống trong quá trình giao hàng.
Khi nhận được thực phẩm, người tiêu dùng nên dùng thực phẩm càng sớm càng tốt. Khi đặt hàng trực tuyến để giao đồ thực phẩm, tốt nhất nên tránh các loại thực phẩm nguy cơ cao, như thực phẩm sống hoặc sơ chế, đặc biệt là những người dễ bị nhiễm bệnh vì việc giao hàng mà không có điều kiện bảo quản lạnh thích hợp sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro cho người sử dụng./.
 
10 nguyên tắc nấu ăn an toàn theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Đối với người tiêu dùng: Trong bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình thường dùng một lượng lớn thực phẩm gồm nhiều loại: Từ thịt, cá, rau, quả đến các loại đồ ăn chế biến sẵn... Vì vậy, nên chọn mua những thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, xem kỹ thời hạn sử dụng, có dấu kiểm nghiệm của Y tế và cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
1. Chọn thực phẩm tươi an toàn. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Nên tránh thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.
2. Nấu chín kỹ trước khi ăn. Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới 70 độ C.
3. Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu càng nguy hiểm.
4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60 độ C hoặc lạnh dưới 10 độ C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
5. Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kỹ lại.
6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng dao, thớt để chế biến thực phẩm chín và sống).
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn… đó là những cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch trước khi dùng lại lần nữa.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, không mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi nước trước khi làm đá lạnh để uống. Đặc biệt, cẩn thận với nguồn nước dùng nấu ăn cho trẻ.
Còn lại: 1000 ký tự
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3