Thị trường bánh kẹo Trung thu: Cẩn trọng với hàng không đảm bảo chất lượng


(CHG) Bánh Trung thu truyền thống (không phải bánh các công ty sản xuất) và bánh handmade đều được làm thủ công. Tuy nhiên, bánh truyền thống không có nhiều hương vị và mẫu mã phong phú như bánh handmade. Giá thành của loại bánh này cũng rẻ hơn bánh truyền thống.

Đa dạng mẫu mã, chủng loại

Gần một tháng nữa là đến Tết Trung thu, trên thị trường đã tràn ngập các loại bánh nướng, bánh dẻo với rất nhiều kiểu dáng phong phú. Ngoài những mẫu bánh Trung thu vị truyền thống, còn xuất hiện nhiều loại bánh với nhân bánh đa dạng và hương vị độc đáo.

Đặc biệt, tại thị trường trong nước, các sản phẩm bánh trung thu handmade đang nổi lên như một xu hướng (trend) thu hút rất nhiều khách mua hàng. Những loại bánh này được quảng cáo là tự làm với hình thức bắt mắt, kiểu dáng phong phú, chất lượng và hương vị mới lạ, đặt làm theo yêu cầu. Hơn hết, bánh Trung thu handmade được người tiêu dùng ưa chuộng bởi giá thành rẻ hơn so với bánh trung thu truyền thống. 

Nhiều loại bánh trung thu handmade được rao bán trên sàn thương mại điện tử

Nhiều loại bánh trung thu handmade được rao bán trên sàn thương mại điện tử Shopee (Ảnh: Diệu Hương)

Trên một số trang thương mại điện tử, “sàn” bánh Trung thu online (trực tuyến) cũng đã khởi động. Nhiều website đang rao bán sản phẩm bánh Trung thu với mức giá từ 175.000 đến 250.000 đồng/hộp. Đa số những sản phẩm này là bánh làm thủ công (handmade).

Bên cạnh đó, bánh trung thu mini nội địa nước ngoài được quảng cáo có giá chỉ từ 2.300 - 3.500 đồng/chiếc đang "làm mưa, làm gió" trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

Trên thực tế, loại bánh gán mác hàng “nội địa”, xách tay đã xuất hiện khá nhiều ở thị trường trong nước. Loại mặt hàng này thường được rao bán nhộn nhịp trên mạng xã hội trước mỗi dịp Tết Trung thu.

Có thể kể đến bánh Trung thu nhân trứng chảy từng được nhiều khách hàng “săn lùng” vào dịp Tết Trung thu năm ngoái bởi giá bán cực rẻ. Được quảng cáo là “cực phẩm nhân gian” nhưng mức giá chỉ từ 80.000 - 100.000 đồng/ 6 chiếc bánh trung thu trứng chảy nội địa Hàn Quốc và rẻ hơn nhiều khi mua bằng kilogam, như nội dung các chủ hàng quảng cáo trên Facebook.

Bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông, thích sự mới lạ và “sính” các loại bánh tự làm, nên bánh Trung thu handmade và bánh Trung thu gắn mác “nội địa” (thực chất có nguồn gốc từ nước ngoài) vẫn luôn là mặt hàng bán rất chạy. Khách mua có thể tự do đặt bánh Trung thu qua mạng xã hội với yêu cầu từ hình thức đến nhân bánh, hương vị... Điểm chung của các loại bánh này là hình dáng đẹp, bắt mắt, giá thành rẻ... Còn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thì vẫn là “ẩn số” vì các sản phẩm này chưa được quản lý một cách chặt chẽ.

Được biết, lợi nhuận từ việc sản xuất, kinh doanh bánh trung thu là không nhỏ nên ngày càng xuất hiện nhiều cá nhân, cơ sở chế biến và cung cấp loại thực phẩm này. Nhiều người tự tay chế biến các loại bánh trung thu rồi bán qua mạng xã hội nên rất khó để kiểm định hay đánh giá chất lượng sản phẩm. Vì là thế giới “ảo” nên không loại trừ khả năng có những cơ sở sản xuất bánh sử dụng phẩm màu, chất phụ gia, nguyên liệu giá rẻ… thậm chí là nhập lậu các sản phẩm bánh không rõ nguồn gốc để buôn bán.

Không ít mặt hàng bánh trung được gán mác "nội địa" nhưng bản chất lại là sản phẩm từ nước ngoài

Không ít mặt hàng bánh trung được gán mác "nội địa" nhưng bản chất lại là sản phẩm từ nước ngoài, rất khó để truy xuất nguồn gốc và chất lượng. (Ảnh: Diệu Hương)

Người tiêu dùng cần cẩn trọng

Theo cảnh báo từ các chuyên gia thực phẩm, hiện có một số loại nguyên liệu, nhân bánh làm sẵn đang được bán ở các khu chợ, cửa hàng bánh không được kiểm soát. Đây cũng chính là vấn đề đáng lo ngại cho người tiêu dùng.

Điều nguy hiểm là các chất phụ gia, phẩm màu, chất bảo quản nếu sử dụng quá liều lượng có thể gây ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, đau bụng... tới sức khỏe người dùng.

Theo quy định của Bộ Y tế, bánh Trung thu không thể bảo quản ở điều kiện thông thường trong thời gian dài. Việc sản xuất và kinh doanh bánh Trung thu nói riêng và các loại thực phẩm khác nói chung cần có điều kiện. Nhà sản xuất hay cơ sở kinh doanh, buôn bán đều phải tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, với các loại bánh được bảo quản sơ sài, người tiêu dùng có quyền đặt nghi vấn về chất lượng sản phẩm cũng như khâu kiểm soát của cơ quan chức năng.

Thực tế cho thấy, thời điểm này trong năm, quản lý thị trường trên cả nước đều bắt giữ số lượng lớn bánh Trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ. Điển hình như ngày 15/8, Đội quản lý thị trường số 24 Cục QLTT thành phố Hà Nội đã thu giữ gần 11.000 bánh Trung thu có nhãn ghi bằng tiếng nước ngoài, nhưng chủ lô hàng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.

Ông Trần Ngọc Tụ, Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã bày tỏ lo ngại trước tình trạng bán hàng online (trong đó có bán bánh Trung thu online) mà ngành chức năng chưa kiểm soát được. Vị này khuyến cáo người tiêu dùng cần thận trọng khi chọn lựa để có được sản phẩm chất lượng, an toàn.

Người dùng cần chú ý các tiêu chí như nhãn mác, sản phẩm phải ghi nguồn gốc rõ ràng gồm tên nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, có hướng dẫn sử dụng và bảo quản... Sản phẩm có ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, tốt nhất là sử dụng sản phẩm mới xuất xưởng.

Về chất lượng, cần lựa chọn sản phẩm không bị giập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có màu sắc khác thường, không có mùi khác lạ. Ngoài ra, người dân tuyệt đối không vì “tiếc của” mà ăn bánh quá hạn.

Theo ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, việc bánh Trung thu online giảm giá ồ ạt dù chưa đến ngày Rằm Trung thu xảy ra thời gian qua chỉ là chiêu trò. Cụ thể, người bán lợi dụng tính ham rẻ, thích hàng khuyến mãi của người tiêu dùng Việt để nâng giá lên cao vút rồi giảm.

Ông Vũ Vinh Phú cho biết: “Không bao giờ có chuyện bánh Trung thu giảm giá tới 50% khi chưa đến rằm. Mọi năm thời điểm này, thị trường mới bắt đầu sôi động, các nhà sản xuất tập trung đẩy mạnh bán hàng và giữ giá. Đối với người tiêu dùng mà lựa chọn những sản phẩm này, tôi cho rằng họ rất kém tinh tế”.

Cũng theo ông Vũ Vinh Phú, có rất nhiều loại bánh rao bán tràn lan trên mạng được gắn mác giảm giá tới 50 - 60% đều là các sản phẩm gia công, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đăng kí kinh doanh, không có chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ông Vũ Vinh Phú nhận định, việc bánh trung thu kém chất lượng tràn lan trên mạng xã hội là trách nhiệm của quản lý thị trường. Để hạn chế việc bán hàng kiểu này, cần tăng cường kiểm tra tận gốc, nơi sản xuất để tránh hàng giả, hàng nhái được đưa ồ ạt ra thị trường. Bánh Trung thu đảm bảo chất lượng phải tuân theo tiêu chuẩn nào?

Năm 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) đối với bánh trung thu gồm bánh nướng (TCVN 12940:2020) và bánh dẻo (TCVN 12941:2020).

Theo tiêu chuẩn quốc gia kể trên, đối với bánh trung thu, việc sử dụng đường phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong TCVN 6958 (tiêu chuẩn áp dụng cho đường tinh luyện sản xuất trực tiếp từ mía, từ đường thô hoặc các nguyên liệu khác), hoặc TCVN 7968 (tiêu chuẩn áp dụng cho các loại đường dùng được sử dụng mà không cần chế biến tiếp theo, bao gồm các loại đường được bán trực tiếp cho người tiêu dùng và đường được sử dụng như là thành phần trong thực phẩm) CODEX STAN 212;

Bột mì phải đáp ứng quy định trong TCVN 4359 (CODEX STAN 152) áp dụng cho bột mỳ sử dụng trực tiếp làm thực phẩm, được chế biến từ hạt lúa mì thông thường; dầu ăn phải đáp ứng quy định trong TCVN 7597:2018. Đồng thời, các nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật và thực vật được sử dụng để làm nhân bánh trung thu (đậu, hạt sen, nấm, mỡ lợn, thịt, thủy sản, trứng, mật ong...) phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng và an toàn để dùng làm thực phẩm...

Theo TS. Ngô Thị Ngọc Hà – Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, các tiêu chuẩn quy định theo Tiêu chuẩn Việt Nam sẽ giúp cơ sở sản xuất có căn cứ để công bố sản phẩm theo quy định nêu trong Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật An toàn thực phẩm; giúp cơ quan quản lý có căn cứ để kiểm soát sản phẩm và giúp người tiêu dùng có cơ sở để lựa chọn sản phẩm có chất lượng thích hợp. Thông qua đó, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và quyền lợi nhà sản xuất chân chính.

Về các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, các vi sinh vật và độc tố từ vi sinh vật (chủ yếu là độc tố vi nấm) là mối nguy hiện hữu trong sản phẩm bánh nướng, bánh dẻo, các vụ ngộ độc bánh qua thống kê và xét nghiệm đều từ nguyên nhân này. Các nguyên liệu chế biến bánh theo Luật An toàn thực phẩm đều phải đảm bảo các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, bao gồm cả kim loại nặng.

"Trước đây, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể áp dụng cho sản phẩm bánh nướng, bánh dẻo, nên việc quản lý chất lượng được vận dụng từ văn bản của các bộ chuyên ngành. Hiện nay, tiêu chuẩn quốc gia đã được công bố sẽ tạo thuận lợi rất nhiều cho hoạt động quản lý sản phẩm này”, TS Ngô Thị Ngọc Hà nói.

Còn lại: 1000 ký tự
Thanh Hóa: Triệt phá dây sản xuất, buôn bán hàng chục nghìn sản phẩm chống đột quỵ giả

(CHG) Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an TP Thanh Hóa vừa triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả qui mô lớn. Đã cung ứng ra thị trường hơn 20.000 hộp viên, với giá trị tương đương khoảng 50 tỉ đồng.

Xem chi tiết
Quảng Nam: Tịch thu số lượng lớn hàng hóa nhập lậu đang trên đường đi tiêu thụ

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam kiểm tra phương tiện xe ô tô tải, phát hiện số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, với tổng trị hàng hóa vi phạm là 43.940.000 đồng.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt một doanh nghiệp vi phạm kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra, phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh có hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, với số tiền xử phạt 30.000.000 đồng.

Xem chi tiết
Cà Mau: Kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh vàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Thực hiện Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 20/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý vàng. Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau thực hiện kiểm tra phát hiện doanh nghiệp kinh doanh có dấu hiệu vi phạm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu của CHANEL được bảo hộ.

Xem chi tiết
Quảng Ninh: Phát hiện, thu giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nhập lậu tại Chợ Trung tâm Móng Cái

Ngày 13 tháng 4 năm 2024, Đội QLTT số 4, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện 2.158 sản phẩm thuốc tân dược nhập lậu tại Chợ Trung tâm Móng Cái.

Xem chi tiết
2
2
2
3