(CHG) Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có văn bản yêu cầu thu hồi lô thuốc bổ Siro Nutrohadi F do Công ty CP Dược Hà Tĩnh sản xuất do không đạt tiêu chuẩn.
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) gửi đi thông báo tới các đơn vị, Sở Y tế TP. Hà Nội, Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh; Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương; Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh; Công ty CP dược Hà Tĩnh; Công ty TNHH Thương mại dược phẩm Gia Hân, về việc thu hồi trên toàn quốc sản phẩm Siro Nutrohadi F. Lô thuốc bổ này có số GĐKLH:VD-18684-13, số lô: 030221; NSX: 240221; HD: 230224 do Công ty CP Dược Hà Tĩnh sản xuất.
Trên bao bì sản phẩm Siro Nutrohadi F được giới thiệu là một dạng thuốc bổ sung các nhóm vitamin, khoáng chất và acid amin. Thuốc được sử dụng khi chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng, bệnh nhân đang dưỡng bệnh và trẻ em đang phát triển, người ăn kiêng.
![]() |
Cục Quản lý dược yêu cầu thu hồi lô thuốc bổ Siro Nutrohadi F do không đạt tiêu chuẩn |
Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định về quản lý dược hiện hành của Việt Nam; căn cứ Công văn số 1123/KNTMPTP-KHTCKT ngày 12/11/2021 của Trung tâm kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm TP. Hà Nội gửi kèm Phiếu kiểm nghiệm số 2703/KNT-21 ngày 12/11/2021 về thuốc Siro Nutrohadi F, số GĐKLH: VD-18684-13, số lô: 030221; NSX: 240221; HD: 230224 sau khi được cơ quan chức năng ở Hà Nội kiểm nghiệm cho kết quả không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định lượng Riboflavin, Thiamin Hydoclorid, Tocopherol acetat (vi phạm mức độ 2).
Cục Quản lý dược yêu cầu Công ty CP Dược Hà Tĩnh phối hợp lấy 2 mẫu bổ sung để kiểm tra chất lượng đối với chỉ tiêu định lượng Riboflavin, Thiamin Hydoclorid, Tocopherol acetat. Kết quả mẫu bổ sung được lấy đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng như kết quả kiểm nghiệm trước.
Cục yêu cầu các cơ quan chức năng liên quan sẽ thực hiện kiểm tra và giám sát Công ty CP Dược Hà Tĩnh thực hiện việc thu hồi và xử lý thuốc bị thu hồi theo quy định.
Thuốc vi phạm mức độ 2 là thuốc có bằng chứng không bảo đảm đầy đủ hiệu quả điều trị hoặc có nguy cơ không an toàn cho người sử dụng nhưng chưa đến mức gây tổn hại nghiêm trọng đối với sức khỏe hoặc chưa ảnh hưởng đến tính mạng của người sử dụng. |
(CHG) Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.
Xem chi tiết(CHG) Dưới đây là bài phỏng vấn giữa Phóng viên Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại với bà Nguyễn Thị Thu Hoài – Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả, về vấn nạn thuốc giả, sữa giả, thực phẩm chức năng giả… đang lan tràn hiện nay
Xem chi tiết(CHG)-Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa triệt phá thành công chuyên án đấu tranh làm rõ, bắt xử lý bốn vụ vi phạm quy định về an toàn thực phẩm với quy mô rất lớn. Đặc biệt điểm đến của một số thực phẩm này là Bách Hóa xanh khiến người tiêu dùng hoang mang.
Xem chi tiết(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết