TP.HCM: Hàng loạt cơ sở làm đẹp bị xử phạt


(CHG) Thanh tra Sở Y tế TP. HCM vừa ra quyết định xử phạt nhiều cá nhân và cơ sở làm đẹp trên địa bàn thành phố do vi phạm các quy định pháp luật.

Một cơ sở thẩm mỹ bị phạt do vi phạm quảng cáo chưa có giấy phép hoạt động

Những tháng qua, thanh tra Sở Y tế TP. HCM thường xuyên kiểm tra các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở thẩm mỹ, đặc biệt những nơi hành nghề trái phép trá hình nhằm xử lý, ngăn chặn kịp thời những nguy cơ liên quan đến sức khỏe, tính mạng người dân. Hàng loạt cơ sở làm đẹp đã bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Công ty TNHH MTV Gà Spa (chi nhánh 2) của Công ty TNHH MTV Gà Spa (số 1, đường Hoàng Diệu 2, phường Linh Trung, TP.Thủ Đức) đã vi phạm các lỗi: Cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh nhưng không có giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh và quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh khi chưa có giấy phép hoạt động hoặc chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.

Cơ sở này bị đình chỉ hoạt động 18 tháng, buộc tháo gỡ, xóa quảng cáo khi chưa có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời, phạt hành chính cơ sở này 160 triệu đồng.

Công ty TNHH phòng khám AZ NOSKIN (243/3 Tô Hiến Hành, phường 13, quận 10, TP.HCM) bị xử phạt 107,4 triệu đồng do sử dụng thuốc, hàng hóa không rõ nguồn gốc; cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh không có giấy phép hoạt động. Đồng thời đình chỉ hoạt động 18 tháng, tịch thu tang vật và nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp trước đó.

Cơ sở thẩm mỹ ADONA SPA (490, Phạm Văn Bạch, quận Gò Vấp, TP.HCM) cũng bị phạt hành chính 118,5 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 18 tháng, tịch thu tang vật vi phạm và buộc phải tháo gỡ, xóa tất cả các quảng cáo khi chưa có giấy phép hoạt động khám chữa bệnh. 

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cũng xử phạt phòng khám Đa khoa Nam Việt (202, Tô Hiến Thành, quận 10, TP.HCM) số tiền 90 triệu đồng. Đồng thời tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong 2 tháng, tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám chữa bệnh trong 3 tháng do sử dụng thuốc hết hạn, quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh thiếu nội dung về phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong giấy phép.

Một số đơn vị khác cũng bị xử phạt như Công ty TNHH phòng khám đa khoa Pháp Anh (224-226 Nguyễn Duy Phương, phường 4, quận 10, TP.HCM); Công ty TNHH Thẩm mỹ Quốc tế Lavian (số 591 Điện Biên Phủ, phường 1, quận 3, TP.HCM); Công ty TNHH Y tế Huy Khoa (291 Hòa Hảo, Phường 4, quận 10, TP.HCM)...

Còn lại: 1000 ký tự
Khởi tố, tạm giam chủ kênh TikTok “Gia đình Hải Sen” bán hàng giả

(CHG) Lê Văn Hải – chủ kênh TikTok “Gia đình Hải Sen” có 2,6 triệu lượt follow, thường xuyên đăng tải các video bán các sản phẩm trên kênh này, đã bị cơ quan chức năng bắt giữ để điều tra.

Xem chi tiết
Tạm giữ hơn 23.000 sản phẩm yến chưng nghi không đạt chất lượng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ kiểm tra, phát hiện và tạm giữ 23.468 sản phẩm yến chưng nghi không đạt chất lượng tại Công ty TNHH Yến sào Tuấn Dương & TKT.

Xem chi tiết
Thủ tướng: Xử lý nghiêm cán bộ, sĩ quan "bảo kê" tiếp tay hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại

(CHG) Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các cán bộ, công chức, sĩ quan có biểu hiện tham nhũng, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm pháp luật với phương châm "xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ".

Xem chi tiết
Động thái của hệ thống nhà thuốc Pharmacity khi sản phẩm được bán trong hệ thống thuộc công ty sản xuất hàng giả

(CHG) Pharmacity thông báo thu hồi toàn bộ sản phẩm liên quan đến Công ty TNHH Công nghệ Herbitech, sau khi Bộ Công an xác định hai sản phẩm “Baby Shark” và “Medi Kid Calcium K2” của công ty này là hàng giả.

Xem chi tiết
Tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube

(CHG) Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.

Xem chi tiết
2
2
2
3