Cách đây ít ngày, nữ bệnh nhân N.T.T. nhận một cuộc gọi từ số điện thoại lạ. Người gọi nhận là người của cơ quan bảo hiểm xã hội thông báo về khoản nợ chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế lên đến 29 triệu đồng.
Đối tượng còn cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân như số căn cước công dân, mã thẻ bảo hiểm y tế, ngày sinh của bệnh nhân để tăng tính chân thực. Người này yêu cầu người bệnh thanh toán khoản nợ bằng chuyển khoản, nếu không cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ gửi hồ sơ lên tòa án.
Người phụ nữ từ chối chuyển khoản, đồng thời báo sự việc cho bệnh viện. Trong năm 2023, bà chỉ khám bệnh tại Bệnh viện Y học cổ truyền TP. Hồ Chí Minh, đã thanh toán chi phí với bệnh viện đầy đủ, không nợ khoản nào.
Người bệnh phản ánh đến bệnh viện sau cuộc gọi lừa đảo. Ảnh: BVCC |
Tối ngày 12/12, đại diện Bệnh viện Y học cổ truyền TP. Hồ Chí Minh cho biết, sau khi xác minh và điều tra, bệnh viện khẳng định đây là một chiêu thức lừa đảo khá phổ biến nhằm hướng tới những nhóm người nhẹ dạ cả tin.
Bệnh viện khuyến nghị người dân thường xuyên cập nhật tin tức, nâng cao cảnh giác và báo cho các cơ quan chức năng để được hỗ trợ, xử lý khi nhận được các cuộc gọi tương tự như trên.
Bên cạnh đó, người dân có thể tải phần mềm VssID trên ứng dụng điện thoại để cập nhật những thông tin về thẻ bảo hiểm xã hội, quá trình tham gia (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm y tế); thông tin hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội (một lần, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp); lịch sử khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế...
Cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng nhiều lần cảnh báo về tình trạng giả danh cơ quan bảo hiểm xã hội nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân khi làm các thủ tục liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...
Nguồn: Báo Công Thương
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết