TPHCM: Nhóm hàng thuộc lĩnh vực y tế bị làm giả và nhập lậu nhiều


(CHG) Qua các vụ vi phạm bị phát hiện trên địa bàn TPHCM cho thấy, nhóm hàng thuộc lĩnh vực y tế, như: dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng thường bị các đối tượng làm giả và nhập lậu nhiều.
Tráo hàng nội thành hàng ngoại
Theo Ban chỉ đạo 389 TPHCM, trong năm 2022 và 8 tháng năm 2023, tình hình buôn lậu, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, sản xuất, buôn bán hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, an toàn vệ sinh thực phẩm, vi phạm các quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn TPHCM diễn biến phức tạp với phương thức thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi, khó lường.

Tân dược giả bị Công an TPHCM phát hiện, thu giữ
Trong đó, tình hình vi phạm pháp luật về buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng đối với nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm thực phẩm chức năng trên địa bàn TPHCM tiếp tục diễn ra trên tuyến, địa bàn và phương thức thủ đoạn tinh vi.
Các đối tượng sản xuất thuốc tân dược giả tráo đổi hàng nội thành hàng ngoại hoặc núp bóng các doanh nghiệp có chức năng sản xuất tân dược và thực phẩm chức năng để tổ chức sản xuất thuốc tân dược và thực phẩm chức năng giả; giả các loại sản phẩm đã được đăng ký độc quyền của các công ty trong nước và nước ngoài với quy mô lớn; lợi dụng chính sách ưu đãi đầu tư cấu kết với các đối tượng nước ngoài, sử dụng phương tiện công nghệ kỹ thuật cao để buôn lậu, một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài, không tổ chức sản xuất tại Việt Nam mà chỉ nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, sau đó thay nhãn mác ghi xuất xứ Việt Nam rồi xuất khẩu đi các nước khác.
Các vi phạm liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại tập trung vào một số hành vi chủ yếu như không khai báo, khai hải quan không đúng với thực tế hàng hóa, tuyến đường của lô hàng; nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn, quy chuẩn.
Cùng với đó, các đối tượng lợi dụng cơ chế thông thoáng về chính sách hàng quá cảnh, chỉ khai báo tên hàng theo nhóm hàng khi làm thủ tục hải quan, không chi tiết tên hàng trong lô hàng (trong đó có thể có hàng cấm nhập khẩu, hàng nhập khẩu có điều kiện, hàng có thuế suất cao).
Tuy nhiên, khi các cơ quan chức năng phát hiện có nghi vấn hoặc phối hợp kiểm tra doanh nghiệp liền điều chỉnh đích đến cuối cùng trên manifest là Campuchia và làm thủ tục hải quan theo loại hình hàng quá cảnh. Trong quá trình vận chuyển lô hàng quá cảnh, DN Gia cố hầm chứa, khoang chứa bên trong các phương tiện vận tải hàng hóa, trà trộn, cất giấu hàng lậu vào hàng hóa khác để lọt qua sự kiểm soát của các lực lượng chức năng.
Qua công tác thanh tra, kiểm tra, các lực lượng chống buôn lậu của TPHCM đã phát hiện xử lý hàng trăm vụ vi phạm. Năm 2022, phát hiện 658 vụ, trị giá hàng hóa gần 78 tỷ đồng. Trong đó, cơ quan Công an đã khởi tố 2 vụ, với 6 bị can. Trong 8 tháng năm 2023, các lực lượng chức năng phát hiện trên 600 vụ, trị giá hàng hóa trên 10,5 tỷ đồng; trong đó có 1 vụ bị khởi tố hình sự với 8 bị can.
Kiến nghị sử dụng tem điện tử dán lên hàng nhập khẩu
Trước thực trạng trên, để ngăn chặn hiệu quả tình trạng buôn lậu, gian lận nhóm mặt hàng y tế nêu trên, Ban chỉ đạo 389 TPHCM đề nghị, các sở, ngành cần tăng cường hơn trong công tác phối hợp trao đổi thông tin, chủ động nắm tình hình, nhận diện những vấn đề phức tạp, xây dựng triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, điều tra, phát hiện và xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả nói chung và sản xuất, buôn bán thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, cần tập trung phương tiện, biện pháp, đánh đúng, đánh trúng các đối tượng cầm đầu đường dây ổ nhóm, tụ điểm phức tạp nhằm răn đe và phòng ngừa chung.
Chủ động rà soát các đối tượng có biểu hiện nghi vấn hoạt động buôn lậu, các pháp nhân có hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa theo diện kinh doanh nhưng có địa chỉ trụ sở công ty không rõ ràng, không hoạt động tại địa chỉ đăng ký để kịp thời theo dõi, quản lý theo quy định.
Đặc biệt, đẩy mạnh công tác ứng dụng khoa học công nghệ trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại; sử dụng tem điện tử dán lên hàng hóa xuất nhập khẩu để biết rõ thông tin hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, giúp phát hiện hàng lậu, xác định hàng thật, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ... Việc áp dụng công nghệ tem điện tử sẽ là bước đột phá trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chống thất thu ngân sách nhà nước, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước.
Đồng thời, thường xuyên chuyển giao, trao đổi thông tin cảnh báo các phương thức, thủ đoạn buôn lậu, các vụ vi phạm mới phát sinh; đặc biệt thông tin trao đổi giữa các sân bay quốc tế trong nước nhằm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát phát hiện kịp thời các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là các hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu.
Theo Ban chỉ đạo 389 TPHCM, qua công tác kiểm tra kiểm soát thị trường cho thấy, hàng hóa lưu thông trên thị trường còn tình trạng không rõ nguồn gốc xuất xứ, trong đó có những sản phẩm hàng hóa là nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa là thực phẩm, mỹ phẩm…. Đối chiếu quy định chế tài xử phạt tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; cụ thể tại điểm c Khoản 1 Điều 70 nghị định này chỉ quy định xử phạt đối với hành vi sử dụng nguyên liệu hết hạn sử dụng, không đạt tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất mỹ phẩm; tại quy định này chưa điều chỉnh đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ để sản xuất mỹ phẩm. Do đó, Ban Chỉ đạo 389 TPHCM kiến nghị bổ sung xử phạt đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ để sản xuất mỹ phẩm cho phù hợp với thực tiễn.

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
2
2
2
3