(CHG) “Tín dụng đen” giờ đây đang có chiều hướng biến tướng phức tạp. Đặc biệt, việc ra đời hàng loạt app không phép, cho vay nặng lãi với thủ tục cho vay dễ dàng đang trở thành cái “bẫy” với người vay, nhất là với người lao động gặp khó khăn về thu nhập trong mùa dịch COVID-19.
Chỉ cần truy cập vào mạng internet, gõ từ khoá “vay tiền qua app” là một loạt các thông tin về app cho vay tiền xuất hiện trước mặt, với thủ tục cho vay vô cùng dễ dàng. Cùng với đó, các tờ rơi quảng cáo cho vay tiền với thủ tục nhanh gọn cũng xuất hiện nhan nhản trên nhiều tuyến phố.
Với mức lương gần chục triệu đồng một tháng, nên tháng nào cũng vậy, chị D cứ lĩnh lương ngày đầu tháng thì chỉ được mấy bữa chưa “nóng” túi, số tiền đã khoản nào vào khoản ấy như: đóng học phí hai đứa con, tiền điện, tiền nước, tiền học thêm... Chẳng mấy chốc, những đồng lương cuối cùng nhanh chóng hết veo. Thế nên khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, công ty có chính sách bố trí làm việc 50% quân số nên tiền lương chị nhận được thời điểm đó cũng chỉ được một nửa. Vợ chồng ở nhà đã bí bách, tiền lại không có, nên chị D vô cùng lo lắng cho những khoản tiền chi hàng tháng. Không còn cách nào khác, trong một lần đọc tờ rơi thông báo cho vay tiền, chị đã gọi và chủ nhân số điện thoại này hướng dẫn làm thủ tục cho chị vay 10 triệu đồng để trang trải trong mùa dịch.
“Cũng không nghĩ là vay được 10 triệu đồng với thủ tục lại đơn giản thế em ạ. Nhưng chẳng ngờ, như vướng phải thòng lọng. Chị vừa vay được 2-3 hôm, khi chủ nợ thông báo số tiền phải trả, chị mới ngớ người ra. Không hiểu sao họ tính toán cách gì mà chị vay có 10 triệu, trong vòng 5 hôm đã phải trả đến 13 triệu đồng. Chị cứ nghĩ vay khoảng một tháng, hết dịch cố gắng đi làm lại, có tiền sẽ trả. Nhưng với mức tính phí thế này nên chị không dám. Lại phải đi vay “nóng” ông anh trong nhà để nhanh chóng trả nợ. Chứ mức lãi suất như thế này thì chịu không nổi” - chị D chia sẻ.
Cũng khó khăn như chị D, khi vướng vào app vay “tín dụng đen”, chị M ở Bắc Ninh chỉ âm thầm chịu đựng mà không dám nói với ai, và rồi các đối tượng cho vay nặng lãi lợi dụng điều này, giới thiệu thêm cho chị vay ở vài app khác. Cứ vay được app này, chị lại trả lãi app kia. Hiện tại chị M đang nợ đến 5 app “tín dụng đen”. Cứ 2-3 ngày, chị lại bị các chủ app đòi nợ. Không dám thổ lộ với ai, chị M tính bán nửa mảnh đất ở quê đi để trả nợ.
Liên quan đến vấn đề này, ngày 29/7, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Tuyên Quang đã tiếp nhận đơn trình báo của chị T.H.Y. (trú tại huyện Yên Sơn). Chị Y cho biết, trước đó có vay số tiền 3 triệu đồng qua app “tín dụng đen” trên mạng, với thủ tục rất đơn giản là gửi chứng minh nhân dân và cho phép truy cập danh bạ điện thoại.
Sau đó, chị Y chỉ nhận được 1,2 triệu đồng do các đối tượng giải thích thu lãi, gốc, phí dịch vụ, và yêu cầu chị phải trả đủ số tiền 3 triệu đồng trong vòng 7 ngày, nếu chậm nộp sẽ phải chịu phạt. Đến hạn, chị Y chưa có tiền trả, các đối tượng tiếp tục giới thiệu chị vay tiền qua các app khác để trả nợ.
Sau đó, chị Y đã phải vay tiền của 39 app, với 164 giao dịch vay tiền với số tiền hàng trăm triệu đồng. Các đối tượng liên tục dùng số điện thoại lạ gọi để khủng bố tinh thần, nhắn tin đe dọa, gây sức ép để chị Y trả tiền. Lo sợ, chị Y đã phải vay tiền của bạn bè, người thân, nhưng số nợ vẫn cao ngất ngưởng, cùng với số tiền lãi tiếp tục phát sinh khiến chị Y không đủ khả năng thanh toán. Công an tỉnh Tuyên Quang cũng cho biết, các app cho vay tiền đa phần là những đối tượng hoạt động “tín dụng đen” sử dụng công nghệ cao ẩn dưới dạng cho vay trực tuyến với lãi suất cao. Để tránh “tiền mất, tật mang”, người dân khi có nhu cầu vay tiền nên đến ngân hàng, tổ chức cho vay tài chính được cấp phép để được tư vấn cụ thể về mức vay, lãi suất, thời hạn trả.
Chỉ cần gõ cụm từ “vay tiền qua app”, hoặc “vay online”, sẽ hiện lên hàng loạt ứng dụng cho vay tiền. Điều kiện để vay vốn dễ dàng, không cần gặp mặt, chỉ cần đưa thông tin, số CMND, địa chỉ, nơi làm việc và cung cấp số tài khoản thì sẽ được cho vay.
Người vay còn bị "chặt đầu chặt đuôi", vay 1,5 triệu đồng chỉ nhận được 1,1 triệu, vay 5 triệu thực nhận 3,5 triệu vì bị trừ trước tiền lãi nhưng vẫn tính đủ lãi trên số tiền gốc.
Nguồn: Báo Công An Nhân Dân
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết