​Bắc Kạn: Tiêu huỷ hơn 6.000 sản phẩm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu


(CHG) Thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính về việc buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, ngày 27/6/2023, Đội Quản lý thị trường số 3 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn đã giám sát tiêu huỷ hàng hơn 6.000 đơn vị với tổng trị giá hàng hoá vi phạm trên 12 triệu đồng.

Đội Quản lý thị trường số 3 giám sát quá trình tiêu huỷ hàng hoá giả mạo nhãn hiệu bằng biện pháp cơ học

Theo thông tin ban đầu, ngày 31/5/2023, tại thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, Đội Quản lý thị trường 3 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn đã phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính với ông Nguyễn Văn Thời (trú tại: Liên Sơn, Tân Yên, Bắc Giang) với hành vi vi phạm hành chính: Buôn bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu; hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hơn 6.000 đơn vị sản phẩm dầu gội đầu có nhãn “Sunsilk”, “Dove”, “Rejoice”, “Xmen”, “Romano”, “Clear”; các loại kem đánh răng có nhãn “P/S trà xanh”, “P/S ngừa sâu răng”, “P/S bảo vệ 123”, “Closeup”; nước xả vãi nhãn “Comfort”; tổng trị giá hàng hoá vi phạm trên 12 triệu đồng.

Cận cảnh hàng hóa bị tiêu hủy

Qua quá trình xác minh với đại diện sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu trên tại Việt Nam, ngày 26/6/2023 Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với ông Nguyễn Văn Thời, với hình thức xử phạt chính là phạt tiền 16.000.000 đồng (Mười sáu triệu đồng) và thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu huỷ hàng hoá vi phạm.
Ngày 27/6/2023, ông Nguyễn Văn Thời đã thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; cùng ngày Đội Quản lý thị trường số 3 đã giám sát ông Nguyễn Văn Thời tiêu huỷ hàng hoá vi phạm theo quy định tại khu vực xử lý rác thải của Công ty Cổ phần môi trường tỉnh Bắc Kạn.

Việc xử lý vi phạm hành chính và tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu nhãn hiệu và người tiêu dùng trên địa bàn; đồng thời có tính tuyên truyền, răn đe nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá.

Thủ tục tiêu hủy hàng hóa của cơ quan quản lý thị trường như thế nào?

Việc tiêu hủy hàng hóa bên cơ quan quản lý thị trường nói riêng và cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính nói chung được quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư 173/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành:
"Điều 3. Hình thức xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng
1. Tiêu hủy đối với hàng hoá, vật phẩm đã bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng.
2. Bán trực tiếp (không thông qua đấu giá), trừ các trường hợp phải tiêu hủy theo quy định tại khoản 1 Điều này."
"Điều 4. Tổ chức xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng
[...]
2. Đối với hàng hoá, vật phẩm xử lý theo hình thức tiêu huỷ:
a) Người ra quyết định tạm giữ thành lập Hội đồng xử lý để tiêu hủy các hàng hoá, vật phẩm bị hư hỏng quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này. Hội đồng xử lý do người ra quyết định tạm giữ hoặc người được uỷ quyền làm Chủ tịch, các thành viên khác gồm: đại diện cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan tài chính tại địa bàn xảy ra hành vi vi phạm (trong trường hợp được cơ quan tài chính cấp trên uỷ quyền hoặc trường hợp người ra quyết định tạm giữ thuộc cơ quan không tổ chức theo cấp hành chính) và đại diện các cơ quan chuyên môn liên quan;
b) Hình thức tiêu huỷ: Tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá, vật phẩm và yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, việc tiêu hủy được thực hiện theo các hình thức sau đây:
- Sử dụng hóa chất;
- Sử dụng biện pháp cơ học;
- Hủy đốt;
- Hủy chôn;
- Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
c) Việc tiêu hủy hàng hoá, vật phẩm phải được lập thành biên bản, có đầy đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng xử lý. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm: căn cứ và lý do thực hiện tiêu huỷ; thời gian, địa điểm tiêu huỷ; thành phần tham gia tiêu huỷ; tên, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ, số lượng, hiện trạng của hàng hoá, vật phẩm tại thời điểm tiêu huỷ; hình thức tiêu hủy và các nội dung khác có liên quan."

 

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3