​Cẩn trọng chất cấm ngụy trang trong trà thảo mộc, cà phê hòa tan


(CHG) Ngụy trang ma túy trong các gói trà, cà phê hòng qua mặt cơ quan chức năng, lưu thông hàng cấm trên thị trường. Tuy nhiên hành vi trên đã bị phát hiện.

Ngày 22/6, Thượng tá Nguyễn Phước Nhành, Trưởng phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Bình Phước cho biết, trong quá trình tổ chức tiếp nhận trưng cầu giám định các chất ma túy, giám định viên của đơn vị đã phát hiện một loại ma túy mới núp bóng trong các gói trà thảo mộc nhãn hiệu CHALI

Ma túy Methamphetamine, MDMD, Nimetazepam núp bóng trong các gói trà.

Kết quả giám định cho thấy, trong các túi trà nhãn hiệu “CHALI” phát hiện cùng lúc các loại ma túy: Nimetazepam, Methaphetamine (ma túy đá) và MDMA. Đáng chú ý loại ma túy Nimetazepam là một loại ma túy tổng hợp lần đầu tiên được phát hiện trên địa bàn tỉnh Bình Phước, dân sử dụng ma túy gọi là “nước vui”.
Loại ma túy này rất dễ được các đối tượng tội phạm lợi dụng để trộn lẫn, giao dịch trên thị trường. Khi uống, loại “nước vui” này sẽ gây ảo giác mạnh, có thể dẫn đến hôn mê, vô thức, đe dọa tính mạng nếu người dùng sử dụng quá nhiều. Các tài liệu khoa học cho thấy, nếu thành phần Nimetazepam cao kết hợp với Methaphetamine và MDMA sẽ gây ra triệu chứng hôn mê ngay sau khi sử dụng.
Trước đó, ngày 13/6, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an Đà Nẵng phối hợp với Bộ Tư lệnh vùng 2 Cảnh sát biển bắt quả tang đối với Lương Cao Hải Đăng (SN 1996, quê thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam; hiện trú tại phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà) về hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Trong số tang vật bị tịch thu có 39 gói cà phê trộn lẫn ma túy tổng hợp đã được nghiền nhỏ (trọng lượng gần 1 kg).


Các gói cà phê trộn lẫn ma túy tổng hợp vừa bị lực lượng chức năng phát hiện

Các cơ quan chức năng cảnh báo, đây là thủ đoạn tinh vi của tội phạm nhằm che giấu cơ quan chức năng để vận chuyển, mua bán, tiêu thụ trái phép các chất ma túy. Để phòng ngừa, các cơ sở, cá nhân không kinh doanh các loại thực phẩm, nước uống không rõ nguồn gốc xuất xứ. Các cơ quan chức năng nếu phát hiện cần phối hợp ngay với cơ quan Công an để tiến hành kiểm tra, giám định. Với người dân, cần nâng cao tinh thần cảnh giác, không sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống không rõ nguồn gốc, xuất xứ để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình.

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3