​Công ty CP Dược phẩm Trung ương Vidipha bị xử phạt 140 triệu đồng


(CHG) Vi phạm quy định về đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc Công ty CP Dược phẩm Trung ương Vidipha vừa bị Cục Quản lý Dược xử phạt 140 triệu đồng.

Công ty CP Dược phẩm Trung ương Vidipha bị Cục quản lý Dược (Bộ Y tế) xử phạt 140 triệu đồng.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có quyết định xử phạt Công ty CP Dược phẩm Trung ương Vidipha (số 184/2 Lê Văn Sỹ, phường 10, quận Phú Nhuận, TP. HCM 140 triệu đồng về hành vi không thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành trước khi lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với các thay đổi lớn, thay đổi nhỏ cần phê duyệt trước khi thực hiện đối với thuốc Cefovidi, Số GPLH VD-31975-19, số lô 440422; Thuốc Natri clorid 0,9%, Số GPLH VD-23052-15, số lô 050521; Thuốc Natri clorid 0,9%, Số GPLH VS4955-16 số lô 050921; Thuốc Gentamicin 0,3%, Số GPLH VD-24313-16, số lô 010820; Thuốc Dexamethason 0,5mg, Số GPLH VD-27109-17, số lô 010321; Thuốc Diclofenac sodium injection, Số GPLH VD-18770-13, số lô 070222; Thuốc Penicilin V Kali 1.000.000I.U, VD-20475-14, số lô 780720.
Cục Quản lý Dược cũng xác định, Công ty CP Dược phẩm Trung ương Vidipha không thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trước khi lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với các thay đổi nhỏ chỉ yêu cầu thông báo đối với các thuốc: Thuốc Natri clorid 0,9%, Số GPLH: VD-23052-15, số lô 050521; Thuốc Cefimbrano 200, Số GPLH: VD-22232-15, số lô 020220.

 Công ty CP Dược phẩm Trung ương Vidipha đã có hành vi vi phạm quy định về đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Liên quan tới vi phạm quy định về dược, tháng 3/2023, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cũng đã ban hành hàng loạt quyết định xử phạt 5 công ty dược với số tiền 450 triệu đồng và buộc tiêu hủy 1 số sản phẩm.
Cụ thể, Công ty Cổ phần thương mại và phát triển Hà Lan (Địa chỉ: Lô A2 CN7 cụm công nghiệp Từ Liêm, phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) do ông Nguyễn Xuân Hòa làm đại diện theo pháp luật. Công ty bị phạt tiền với mức phạt là 100 triệu đồng vì không thực hiện kê khai giá 4 loại thuốc trước khi lưu hành trên thị trường, bao gồm: Eszol Tablet, số Giấy đăng ký lưu hành VN-17639-14; Fungiact, số Giấy đăng ký lưu hành VN-16978-13; Pilixitam, số Giấy đăng ký lưu hành VN-16544-13; Fetnal 500, số Giấy đăng ký lưu hành VN-22301-19
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu y tế Đông Dương (địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà Galaxy, số 69 Phùng Chí Kiên, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, T. Hà Nội) do ông Phạm Xuân Thủy làm đại diện theo pháp luật. Công ty bị phạt tiền với mức phạt là 80.000.000 đồng do không thực hiện kê khai giá thuốc Lepro Tab số giấy đăng ký lưu hành VN-21774-19 trước khi lưu hành trên thị trường.
Công ty Cổ phần dược Nature Việt Nam (Địa chỉ trụ sở chính: Số 19 đường 18, khu phố 3, phường Linh Chiểu, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) do bà Lưu Thị Phiến làm đại người đại diện theo pháp luật. Công ty bị phạt 70 triệu đồng vì sản xuất thuốc Npluvico, số Giấy đăng ký lưu hành VD-21622-14, số lô 2004, ngày sản xuất 12/5/2022, hạn dùng 12/5/2025 vi phạm chất lượng mức độ 2. Công ty buộc phải tiêu hủy toàn bộ số thuốc vi phạm chất lượng (lô thuốc Npluvico, số Giấy đăng ký lưu hành VD-21622-14, số lô 2004, ngày sản xuất 12/5/2022, hạn dùng 12/5/2025).
Công ty TNHH Sinh dược phẩm Hera (địa chỉ ở Lô A 17 khu công nghiệp Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) do ông Phạm Bá Hưng làm người đại diện theo pháp luật. Công ty bị xử phạt 100 triệu đồng do không thực hiện kê khai giá 4 loại thuốc trước khi lưu hành trên thị trường: Kupbloicin (là thuốc điều trị ung thư), có số giấy đăng ký lưu hành VN17488-13; Insulidd N (thuốc điều trị tiểu đường), số giấy đăng ký lưu hành VN-12286-11; Alsoben (điều trị viêm loét dạ dày tá tràng), số giấy đăng ký lưu hành VN-8946-09; Cisplaton (điều trị ung thư), số giấy đăng ký lưu hành VN2-446-16.
Công ty Cổ phần Dược Minh Hải bị Cục Quản lý Dược (Địa chỉ: Số 322 đường Lý Văn Lâm, phường 1, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau) do bà Trần Thị Nguyệt làm đại diện theo pháp luật. Công ty bị xử phạt 100 triệu đồng do không thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được phê duyệt trước khi lưu hành đối với các thay nhỏ cần được phê duyệt đối với các thuốc: Alphachymotrypsin, số giấy đăng ký lưu hành VD22104-15; Acimentin 625, số giấy đăng ký lưu hành VD-21220-1./.

Theo khoản 5, Điều 4; Điểm c, khoản 3 và điểm b, khoản 1 Điều 56 Nghị định 117/2020/NĐCP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế cụ thể như sau:
Điều 56. Vi phạm quy định về đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không thực hiện thủ tục thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các thay đổi nhỏ thuộc trường hợp yêu cầu thông báo trước khi lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc;";
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
c) Không thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được phê duyệt trước khi lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với các thay đổi lớn, thay đổi nhỏ cần được phê duyệt;
Quy định tại khoản 5, Điều 4 về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức: Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3