​Đối tượng cầm đầu đường dây tín dụng đen lãi suất 1.379,7%/năm là người nước ngoài


(CHG) Lãi suất cho vay của các công ty do đối tượng người nước ngoài này cầm đầu thấp nhất là 401,5%/ năm; cao nhất là 1.379,7%/ năm, gấp từ 20 lần đến 68 lần mức lãi suất cao nhất cho phép theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh vừa cho biết, đơn vị đang điều tra vụ án “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” thông qua trang web tamo.vn và findo.vn do đối tượng Aigars Plivčs (quốc tịch Latvia, SN 1985; hộ chiếu số: LV4488449; cư trú tại căn hộ A16.15 tòa nhà Precia, số 21 Nguyễn Thị Định, phường An Phú, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) cùng đồng bọn thực hiện.
Trang web tamo.vn và findo.vn do Tập đoàn Sun Finace (trụ sở tại Latvia) thiết lập, thông qua 3 pháp nhân là Công ty Sofi Solutions, Digital Credit và Fincap VN để hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam.
Đây là các trang web cho vay tài chính tiêu dùng điện tử, đã cài đặt lập trình sẵn; khách hàng chỉ cần đăng nhập trang web, điền thông tin họ tên, số điện thoại, địa chỉ email, thu nhập hàng tháng, chi tiêu hàng tháng, số CMND/CCCD, số tài khoản, hình ảnh căn cước, hình ảnh chính diện của bản thân là hệ thống tự động giải quyết cho vay mà không cần tiếp xúc trực tiếp với bất cứ nhân viên nào của bên cho vay.

 

Cơ quan Công an tiến hành các thủ tục điều tra với đối tượng Aigars Plivčs (quốc tịch Latvia).

Khách hàng sẽ được nhận tiền vay chuyển vào tài khoản ngân hàng, lúc này hệ thống tự động thành lập 3 hợp đồng điện tử gồm: Hợp đồng cho vay cầm đồ và Hợp đồng cầm cố tài sản với Công ty Digital Credit/Công ty Fincap, Hợp đồng dịch vụ tư vấn với Công ty Sofi Solutions.
Tất cả các hợp đồng này được lưu giữ trên hệ thống, các bên đều không ký kết gì trên hợp đồng. Mỗi khách hàng trong quá trình thao tác trên hệ thống vay tiền sẽ được hướng dẫn tạo một tài khoản trên hệ thống “tamo”, “findo”. Khách hàng có thể xem thông tin khoản vay của mình bằng cách đăng nhập trang web tamo.vn, findo.vn hoặc thông qua ứng dụng “tamo”, “findo” trên điện thoại.
Đối tượng Aigars Plivčs khai nhận là nhân viên Tập đoàn Sun Finance có trụ sở chính tại Latvia, tập đoàn quản lý điều hành mọi hoạt động cho vay qua 2 trang web tamo.vn và findo.vn. Tuy không đứng tên đại diện pháp luật nhưng Aigars Plivčs là Giám đốc điều hành mọi hoạt động như cho vay, thu hồi nợ, quản lý chi phí, nhân sự thông qua các trưởng phòng, trưởng bộ phận của 3 công ty. Aigars Plivčs có 2% cổ phần trong Công ty Sofi Solutions.
Aigars Plivčs thừa nhận cả 3 công ty đều hoạt động chung, cùng tham gia cho vay qua 2 trang web tamo.vn, findo.vn; trong đó Công ty Sofi Solutions đóng vai trò đơn vị tư vấn, Công ty Digital Credit/Fincap VN là đơn vị cho vay tiêu dùng dù chưa được cấp phép.

 

Đối tượng Aigars Plivčs khai nhận hành vi phạm tội với cơ quan điều tra.

Đối tượng này cũng thừa nhận, khi khách hàng vay qua 2 trang web trên thì công ty không có hoạt động tư vấn, cầm đồ gì; thừa nhận biết rõ lãi suất của các khoản vay đều cao hơn 100%/năm nhưng vẫn đồng ý tiếp tục đứng ra tổ chức các hoạt động cho vay.
Aigars Plivčs thuê người đứng tên đại diện pháp luật để thành lập 3 Công ty: Công ty TNHH Sofi Solutions, Công ty TNHH MTV TMDV Digital Credit, Công ty TNHH Fincap VN.
Các công ty này đều được Aigars Plivčs chỉ đạo để thực hiện hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Lãi suất cho vay của các công ty này thấp nhất là 401,5%/ năm; cao nhất là 1.379,7%/ năm, gấp từ 20 lần đến 68 lần mức lãi suất cao nhất cho phép theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Tổng số tiền thu lợi bất chính mà Cơ quan CSĐT Công an quận 10 đã chứng minh được qua làm việc với 29 người vay tiền là hơn 780 triệu đồng. Hành vi của Aigars Plivčs có dấu hiệu của tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” quy định tại khoản 2 điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Liên quan tới hoạt động tín dụng đen, mới đây Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá đã đồng loạt bắt giữ 27 đối tượng chuyên hoạt động “tín dụng đen” và tổ chức đánh bạc dưới hình thức mua bán số lô, số đề...
​Khám xét nơi ở của các đối tượng, lực lượng Công an đã thu giữ nhiều Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng cho vay, tài sản có giá trị để thế chấp như: ô tô, giấy mua bán xe và sổ sách có liên quan đến việc cho vay nặng lãi.
​Trong số 27 đối tượng bị bắt giữ, có 17 đối tượng (là các đối tượng làm bảng và con bạc) liên quan đến hành vi tổ chức đánh bạc dưới hình thức mua bán số lô, số đề do Nguyễn Văn An cầm đầu, trong đó, số tiền giao dịch liên quan đến hành vi đánh bạc của các đối tượng lên tới 5 tỷ đồng.
Với lãi suất 3 nghìn đồng/triệu/ngày, chỉ tính từ năm 2022 đến khi bị bắt, các đối tượng này đã cho nhiều người dân trên địa bàn huyện vay và thu lời bất chính hàng tỷ đồng.

Công an TPHCM cho biết, thông thường các app cho vay sẽ có 3 cấp độ khi đòi nợ. Từ cấp 1, cấp 2 là nhắn tin, gọi điện cho người vay, người thân của họ để đe dọa, uy hiếp tinh thần người vay cho đến cấp độ 3 là khủng bố người thân bằng cách cắt ghép hình ảnh người vay, hay người thân của người vay ghép vào thông tin trốn nợ, lên bàn thờ, làm gái bán dâm và hình ảnh nhạy cảm... đăng tải trên mạng xã hội, gửi vào Zalo của khách và người thân, bạn bè của khách thông qua danh bạ khách.
Các app cho vay theo đó sẽ có nhiều bộ phận như thẩm định vay, quản lý hệ thống, nhắc nợ và thu hồi nợ, quản lý nhân viên đòi nợ và bán nợ. Những người làm việc tại bộ phận nhắc nợ và thu nợ đúng hạn khai chỉ làm nhiệm vụ gọi điện khách hàng nhắc trả nợ đúng hạn. Nếu không trả sẽ nhắn tin chửi bới, đe dọa, chuyển hồ sơ vay của khách qua bộ phận đòi nợ sẽ đe dọa nặng hơn như đăng hình, ghép ảnh lên Facebook, Zalo nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín danh dự người vay và người thân...
Công an TPHCM cảnh báo người dân cần nâng cao cảnh giác, khi cần nguồn vốn làm ăn, kinh doanh nên liên hệ các ngân hàng, tổ chức tài chính được Nhà nước cấp phép để hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi với lãi suất phù hợp. Bên cạnh đó, người dân không nên vay tiền qua các app hoạt động trái phép để tránh bị lộ lọt thông tin, danh bạ điện thoại, hình ảnh cá nhân và để tội phạm quấy rối, tạt sơn, chất bẩn gây ảnh hưởng đến bản thân và gia đình. Và, khách hàng có thể bị bán thông tin cá nhân cho những kẻ lừa đảo hoặc thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật.
 

 

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3