Dệt may xoay xở trước khó khăn


(CHG) Khó khăn đến với ngành dệt may kéo dài từ cuối năm 2022 đến giữa năm 2023, buộc các doanh nghiệp không chỉ tìm cách xoay xở để đa dạng hóa thị trường, mặt hàng, mà còn nhanh chóng thích ứng với những yêu cầu từ các nhà nhập khẩu.
Thách thức không nhỏ
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 18,6 tỷ USD, giảm 17,6% so với cùng kỳ. Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp, ngành hàng khác xuất khẩu sụt giảm rất sâu, kết quả 18,6 tỷ USD là nỗ lực không nhỏ của cộng đồng doanh nghiệp dệt may.
Ngành dệt may tìm hướng đi đa dạng thị trường, thích ứng chuyển đổi xanh. Ảnh: ST

Theo ông Cao Hữu Hiếu, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), 6 tháng đầu năm 2023 doanh thu các doanh nghiệp trong hệ thống giảm mạnh, 18-20% so với cùng kỳ. Với ngành may, hiện đơn hàng rất nhỏ lẻ, manh mún. Nhiều doanh nghiệp dệt may lớn vài nghìn lao động buộc phải xoay sang chấp nhận đơn hàng nhỏ 500, 700 đến 1.000 áo jacket; đơn giá may cũng giảm thấp kỷ lục, khách hàng đưa ra nhiều yêu cầu khắt khe hơn.
Để ứng phó với những thách thức, Vinatex cho biết sẽ tập trung vào các giải pháp chính như: tiếp tục linh hoạt ứng phó với những diễn biến bất ổn, bất định của thị trường, thường xuyên dự báo cập nhật nhanh tình hình thị trường dệt may thế giới và trong nước, ưu tiên giữ vững lực lượng lao động trên cơ sở cân đối giữa việc làm và thu nhập, bảo toàn nguồn nhân lực để sẵn sàng đón cơ hội khi thị trường phục hồi; tiếp tục đầu tư theo hướng xanh hóa dệt may…
Không chỉ gặp khó khăn về thị trường, các doanh nghiệp dệt may còn cần nhanh chóng thích ứng, tìm ra lối thoát thông qua việc số hóa và xanh hóa quy trình sản xuất. Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 - CTCP nhấn mạnh, xanh hóa trong hoạt động sản xuất và xanh hóa trong các sản phẩm dệt may là yếu tố mang tính chiến lược, không chỉ đối với May 10 mà với cả ngành dệt may Việt Nam. Hiện nay, Chính phủ đã cam kết tại COP26 về đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Bên cạnh đó, rất nhiều nhà nhập khẩu, những thương hiệu thời trang tiên phong đã có cam kết về phát triển bền vững, sản xuất xanh và các sản phẩm xanh. Đây là một trong những yếu tố mà dù muốn hay không muốn, chi phí đầu tư có thể lớn, nguồn nhân lực cũng phải qua đào tạo để có thể tiếp cận với sản xuất xanh… nhưng là điều bắt buộc trong xu thế tương lai.
Bản thân May 10 cũng đã chuyển dịch sản xuất xanh khoảng 5 năm trở lại đây bằng việc đầu tư các thiết bị, sử dụng tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện, đầu tư điện mặt trời mái nhà. “Chúng tôi ký thỏa thuận với các nhà cung ứng nguyên liệu trong nước cũng như quốc tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các sản phẩm tái chế, cũng như sợi hữu cơ để có thể đáp ứng yêu cầu về xu thế sử dụng sản phẩm xanh, nhà máy xanh, năng lượng xanh”, ông Việt thông tin.
Chuyển dịch xanh đi đôi số hóa
Nhấn mạnh vào những yêu cầu từ thị trường và định hướng của Vinatex trong giai đoạn tới, nhất là trong bối cảnh châu Âu đã và đang áp dụng các quy định về sản xuất dệt may tuần hoàn, sản xuất xanh, ông Cao Hữu Hiếu cho biết, các đơn vị trong toàn hệ thống đang nghiên cứu về các công nghệ mới sau khi tìm hiểu tại Triển lãm Quốc tế lớn nhất về dệt may diễn ra tại Ý trong tháng 6. Tại đây các nhà cung cấp đã “phô diễn” các công nghệ về dệt may tuần hoàn, tái chế quần áo… và chắc chắn Vinatex cũng sẽ thực hiện nhằm đón đầu xu hướng để nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. “Với sản xuất sợi recycle, công nghệ này không còn quá mới, nhiều đơn vị trong Tập đoàn như: Sợi Phú Bài, Vinatex Phú Hưng, Sợi Vinatex Phú Cường… đã triển khai kéo sợi từ nguồn xơ recycle và được khách hàng đánh giá cao”, ông Hiếu thông tin thêm.
Ngoài xanh hóa, ngành dệt may Việt Nam cũng cần đẩy mạnh số hóa sản xuất, nâng cao khả năng thích ứng và tính cạnh tranh trong thời gian tới. Tổng giám đốc chiến lược khách hàng lớn toàn cầu Jack Technology Zheng Haitao cho biết, những năm gần đây, ngày càng có nhiều công ty may mặc trên thế giới chuyển đổi và nâng cấp thành công với sự trợ giúp của giải pháp thông minh toàn diện Jack. Giải pháp kết nối thông minh toàn diện Jack với hỗ trợ nền tảng IoT công nghiệp và nền tảng sinh thái phần mềm ứng dụng, thông qua bộ giải pháp kết nối thông minh và kết nối Starlink, nối liền 7 “đảo dữ liệu” gồm kho nguyên phụ liệu, trải cắt, phòng may, khâu hoàn thành, kho thành phẩm.
Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp may mặc nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn giúp hình thành một mô hình sinh thái tốt hơn trong chuỗi công nghiệp. Ông Zheng Haitao nhấn mạnh để tiếp tục thúc đẩy công cuộc số hóa của ngành may mặc, Jack sẵn sàng hợp tác với các đối tác của các ngành nghề để cùng hỗ trợ ngành may phát triển theo con đường chuyển đổi số, sản xuất số hóa.
Theo ông Vũ Đức Giang, điều kiện cần và đủ để đẩy mạnh số hóa, phát triển xanh hóa, bền vững ngành dệt may trong bối cảnh hiện nay là Chính phủ phải đồng hành với doanh nghiệp để xây dựng chiến lược phát triển xanh hóa, năng lượng tái tạo, năng lượng nguồn nước...
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
Giá vé hấp dẫn của Vietnam Airlines đã mở bán phục vụ mùa cao điểm hè

(CHG) Với chương trình “Bay giờ đêm, thêm giá tốt", Vietnam Airlines sẽ mở bán gần 300 nghìn vé máy bay giá rất hấp dẫn trong mùa cao điểm hè năm nay.

Xem chi tiết
Viện IMRIC Hội nghị đầu năm và ra mắt CLB doanh nhân

(CHG) - Ngày 20/3, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) phối hợp Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) đã tổ chức Hội nghị tân Xuân Giáp Thìn. Đồng thời ra mắt Câu lạc bộ Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ.

Xem chi tiết
Cơ hội khám phá Munich với giá vé ưu đãi từ Vietnam Airlines

(CHG) - Hôm nay 21/3), hân dịp mở đường bay thẳng từ Việt Nam đến Munich, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) ưu đãi cho 3 chuyến bay đầu tiên trong tuần đầu khai trương với mức giá chỉ từ 10.725.000 VNĐ/chiều (đã bao gồm thuế, lệ phí).

Xem chi tiết
Vietnam Airlines và tỉnh Sơn La ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện

(CHG) - Hôm 20/3, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và UBND tỉnh Sơn La chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2028.

Xem chi tiết
TP.HCM: Cơ quan chức năng tiếp tục thu giữ hàng ngàn sản phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ

(CHG) - Thông tin từ Cục quản lý thị trường Tp.HCM cho biết, sau khi ra quân đồng loạt kiểm tra một số cửa hàng bán và kinh doanh phụ kiện điện thoại trên đường 3/2, cơ quan chức năng đã phát hiện ra hàng loạt sản phẩm không có hóa đơn, chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3