​Doanh nghiệp dệt may nhọc nhằn “bơi” theo tăng trưởng xanh


(CHG) Nhận thức được tầm quan trọng của tăng trưởng xanh trong phát triển bền vững nhưng doanh nghiệp dệt may vẫn “cái khó bó cái khôn” khi thiếu vốn, thiếu nhân lực.


Dệt may là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế khi chiếm một phần đáng kể giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp và luôn đứng trong top đầu nhóm ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu nhiều chục tỷ USD.

Vốn là ngành xuất khẩu tới 80% sản lượng các mặt hàng, “sức khỏe” của ngành dệt may phụ thuộc rất lớn vào thị trường tiêu dùng thế giới, nhất là một số thị trường xuất khẩu truyền thống và lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Từ đầu năm tới nay, bức tranh xuất khẩu của ngành luôn giữ màu xám chủ đạo, kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ. Nguyên nhân do rủi ro suy thoái kinh tế, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt khiến nhu cầu suy giảm tại các thị trường tiêu thụ chính.

Doanh nghiệp dệt may nhọc nhằn “bơi” theo tăng trưởng xanh

Không chỉ oằn mình đối mặt với tình trạng đơn hàng giảm về số lượng, tăng về độ khó, doanh nghiệp dệt may đang xoay xở đáp ứng các yêu cầu về sản xuất xanh, sản xuất bền vững từ các thị trường nhập khẩu lớn.
Đơn cử về vấn đề sử dụng năng lượng xanh, ngành dệt may đã tiếp cận với năng lượng tái tạo như điện áp mái, điện mặt trời… Dù được nhận định sẽ đem đến nhiều lợi ích, nhất là những lĩnh vực tiêu thụ điện lớn như kéo sợi nhưng như lời ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, vấn đề quan trọng nhất trong việc áp dụng năng lượng tái tạo, năng lượng xanh là tài chính. Không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng để đầu tư phát triển song hành trong quá trình sản xuất và không phải ngân hàng nào cũng cấp vốn cho doanh nghiệp để đầu vào lĩnh vực này.
“Khi đối tác nước ngoài đặt hàng thì những tiêu chuẩn đưa ra theo COP 26 là một trong những điều kiện được hướng đến. Tuy nhiên, song hành với đó là những yếu tố khác như nhân công, môi trường làm việc… do vậy áp lực với doanh nghiệp sản xuất về tăng trưởng xanh là rất lớn”, ông Giang bày tỏ.
Đúng như lời chia sẻ của lãnh đại Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cùng với sử dụng năng lượng xanh, yêu cầu về tỷ lệ nhất định nguyên liệu tái chế trong sản phẩm cũng khá “căng” với các doanh nghiệp.
“Quy định mới này yêu cầu hàng dệt may vào thị trường châu Âu phải có tuổi thọ cao, có thể tái sử dụng và sửa chữa được. Để đạt được tiêu chuẩn này, nhà sản xuất phải sử dụng sợi tái chế, không chứa chất độc hại, thân thiện với môi trường. Khi hàng dệt may không còn sử dụng được, nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm thu hồi và tái chế, hạn chế tối đa việc đốt và chôn lấp các sản phẩm. Tất cả những thông tin trên phải được nhà sản xuất cung cấp cho người tiêu dùng thông qua việc gắn hộ chiếu kỹ thuật số cho từng sản phẩm” ông Giang cung cấp thêm thông tin.
Dù là đầu tư cho năng lượng mặt trời, nguyên liệu tái chế hay các điều kiện về môi trường, xã hội thì vốn luôn là bài toán khó của doanh nghiệp, bên cạnh đó thiếu nhân lực cũng là thách thức lớn.
Đặc biệt trong bối cảnh ngành dệt may đang gần như đang tiến dần về đáy tăng trưởng, không có lợi nhuận trong khi gánh vác trên vai vấn đề an sinh xã hội của 3 triệu lao động thì việc xoay xở đủ vốn để duy trì sản xuất đã khó, nói chi tới chuyện tái đầu tư.
Khó là vậy nhưng bài toán tăng trưởng xanh của ngành dệt may vẫn phải giải. Các thương hiệu thời trang lớn trên thế giới - những đối tác đặt đơn hàng của ngành dệt may Việt Nam đang có xu hướng chuyển sang ưu tiên đặt hàng từ các nhà sản xuất "xanh", đáp ứng điều kiện về môi trường. Vì vậy, muốn hay không giải cho được bài toán tăng trưởng xanh là bắt buộc để ngành dệt may giữ được vị trí, đảm bảo tăng trưởng bền vững.
Và trong chặng đường khó khăn này, cộng đồng doanh nghiệp dệt may Việt Nam mong muốn nhận được sự hỗ trợ đồng hành chia sẻ từ các cơ quan chức năng. Trong đó, hỗ trợ về vốn cho đầu tư vào tăng trưởng xanh vẫn là mong muốn hàng đầu.

Nguồn: https://congthuong.vn/doanh-nghiep-det-may-nhoc-nhan-boi-theo-tang-truong-xanh-256089.html

Còn lại: 1000 ký tự
Vietnam Airlines tung đợt vé Tết ưu đãi chỉ 666.000 đồng

(CHG) - Vietnam Airlines triển khai chương trình ưu đãi đồng giá vé Tết Ất Tỵ 2025 chỉ từ 666.000 đồng/chiều cho hạng Phổ thông và 1.868.000 đồng/chiều cho hạng Thương gia (các mức giá đã bao gồm thuế, phí).

Xem chi tiết
Dongtam Group bắt tay ông lớn” Hàn Quốc trong dự án điện gió lớn nhất thế giới. tại Long An

(CHG) - Mới đây, Đồng Tâm Group (DTG) và Tập đoàn CS Wind (CS Wind) đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) về việc hợp tác xây dựng dự án điện gió lớn nhất thế giới trị giá 200 triệu USD tại Long An.

Xem chi tiết
Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam có Chủ tịch mới

(CHG) - Tại buổi Lễ công bố các quyết định về công tác cán bộ của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Hội đồng quản trị (HĐQT) đã cùng thống nhất bỏ phiếu bầu ông Vũ Thế Phiệt giữ chức danh Chủ tịch HĐQT của ACV.

Xem chi tiết
Vietnam Airline chuẩn bị nửa triệu chỗ ngồi cho dịp Lễ Quốc khánh 2/9

(CHG) - Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại trong dịp cao điểm Lễ Quốc khánh 2/9, Vietnam Airlines sẽ tăng mạnh số chuyến bay trong 4 ngày từ 30/8 đến 4/9.

Xem chi tiết
Tập đoàn Novaland: Hàng loạt các dự án trọng điểm được tháo gỡ pháp lý và tiếp tục cơ cấu sau tái cấu trúc

(CHG) - Mới đây, tập đoàn Novaland đã chính thức công bố việc hoàn thành cơ cấu phần lớn các khoản nợ sau 18 tháng tái cấu trúc toàn diện. Đồng thời, với những dự án trọng điểm cũng có những chuyển biến tích cực về tình hình tài chính, pháp lý dự án, tiến độ xây dựng và bàn giao.

Xem chi tiết
2
2
2
3