Bài 1: Bản quyền âm nhạc - chuyện bao giờ dừng lại?


(CHG) Trong vài thập niên trở lại đây, công nghệ 4.0 chi phối hầu hết các hoạt động xã hội, trong đó đời sống văn hoá nghệ thuật cũng đang chuyển dịch nhanh sang môi trường số. Tuy nhiên, trên môi trường này, người sáng tác lại rất dễ mất quyền sở hữu chính những tác phẩm của mình. Đây là vấn đề cần các cơ quan chức năng vào cuộc để xác định và kiểm soát những hành vi xâm phạm bản quyền tác giả ngày càng khó lường trên không gian mạng.
Liên tục xảy ra vi phạm bản quyền âm nhạc 
Thời gian gần đây, những cụm từ “Giấc mơ trưa”, “ BHmedia” hay “vi phạm bản quyền” được dư luận và giới nghệ sĩ nhắc đến khá nhiều. Chuyện này xuất phát từ việc nhạc sĩ Giáng Son bị tố vi phạm bản quyền ca khúc Giấc mơ trưa, khi đăng tải lên kênh Youtube cá nhân ca khúc này. Bài hát bị yêu cầu phải xác nhận chủ sở hữu từ Công ty BH Media. Câu chuyện mà chính người trong cuộc không khỏi bất ngờ, khi phải đi chứng minh bản quyền sở hữu đứa con âm nhạc là của chính mình. 
Nhạc sĩ Giáng Son cho biết: “Điều tôi bức xúc nhất là thái độ không trân trọng tác giả, khán giả. Các nghệ sĩ và nhạc sĩ chính là những người làm giàu cho họ, họ khai thác trên các nền tảng nhưng không chia cho tác giả, nhận vơ bản quyền và đi lấy bản quyền khắp nơi”.
“Giấc mơ trưa” là một sản phẩm âm nhạc được nhạc sĩ Giáng Son tự sản xuất ở tất cả các khâu: Sáng tác, đặt phối khí riêng, trả tiền cho thu âm, cho ca sĩ. Mặc dù không liên quan đến Hồ Gươm Audio phát hành cũng như BH Media, vậy nhưng tác giả Giáng Son lại mất quyền chủ sở hữu. 
Trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này, nhạc sĩ Giáng Son đã chỉ ra một chuỗi sai phạm về mặt pháp luật từ nghệ sĩ Dương Thuỳ Anh, đến Trung tâm phát hành Hồ Gươm Audio cũng như Công ty BH Media đối với tác phẩm của mình.
Đĩa hát của ca sĩ Thùy Anh có bài "Giấc mơ trưa".
Câu chuyện của nhóm M6 cũng là một điển hình của việc vi phạm bản quyền. Nhóm M6 gồm 6 nhạc sĩ đã cùng nhau sáng tác và đầu tư sản xuất 3 CD, quyền tác giả và quyền liên quan từng ca khúc trong 3CD này 100% thuộc về nhóm M6. Vậy nhưng khi các thành viên upload các tác phẩm đó lên kênh Youtube của mình, thì bị Youtube xác nhận bản quyền của BH Media. Điều này cho thấy, câu chuyện xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan của các tác phẩm âm nhạc đã không còn đơn giản nữa. 
Theo nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến: “Cá nhân tôi cũng có một kênh riêng và tôi cũng đã từng có tác phẩm mà mình là chủ sở hữu về quyền tác giả cũng như chủ sở hữu về bản ghi người sản xuất, nhưng lại bị đơn vị khác đăng ký. Tình trạng như tôi và Giáng Son có rất nhiều, các nhạc sĩ khác các lứa tuổi. Có những nhạc sĩ rất lớn tuổi, họ cũng không hiểu lắm về công nghệ thông tin, nhiều người không có kênh riêng của mình nên khi họ sử dụng tác phẩm của mình, up lên kênh của mình lại bị các đơn vị khác đăng ký từ trước. Có nhiều trường hợp mà BH Media là một trường hợp bị phát hiện ra. Rất nhiều trường hợp khác họ đã đăng ký trước và đây là một câu chuyện không đúng”.
Đến như bài hát Quốc ca khi chào cờ được coi là nghi thức thiêng liêng, hun đúc tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc cũng bị rơi vào tình thế "bản quyền". Hẳn dư luận không thể quên trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Lào trong khuôn khổ AFF Cup 2020 cách đây gần 2 năm. Tại phần nghi lễ mở đầu trận túc cầu, phần Quốc ca của Việt Nam đã bị tắt tiếng trên trên YouTube kèm theo lời ghi chú đính kèm: "Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong quý vị khán giả thông cảm". Được biết đơn vị giữ bản quyền là Next Media tắt tiếng bài hát Quốc ca trong phần nghi lễ thi đấu của tuyển Việt Nam dịp đó (tối 6/12) đã gây bức xúc dư luận. 
Vậy vụ việc liên quan đến tác phẩm của nhạc sỹ Giáng Son có vi phạm đến quy định quyền tài sản trong Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành hay không? Được biết, BH Media đã tổ chức họp báo và giải thích sự việc, nhưng chưa đủ sức thuyết phục và đẩy trách nhiệm sang Hồ Gươm Audio. Hơn nữa khi họp báo, không một nhạc sỹ nào được mời tới dự. 
Cùng với sự hội nhập và phát triển với thế giới, Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế đất nước trong quá trình hội nhập khi tham gia nhiều  hiệp định, công ước quốc tế. Với việc gia nhập công ước Berne năm 2004, Việt Nam đã từng bước nghiên cứu, ban hành các quy định về Sở hữu trí tuệ đáp ứng yêu cầu mà công ước này đặt ra cho các quốc gia thành viên.
Với Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, Việt Nam đã có những quy định về quyền tác giả tương đối đầy đủ trước yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, nhìn từ những tranh chấp và sai phạm trên, ta thấy còn nhiều điểm trong Luật Sở hữu trí tuệ chưa phù hợp với thực tế. Bởi giờ đây, các vi phạm bản quyền không đơn thuần trên các phương tiện truyền thống, mà trên nền tảng số đang diễn ra một cách hiện đại và tinh vi hơn.
Âm nhạc mang một giá trị tinh thần lớn, được sinh ra bằng những xúc cảm và góc nhìn của mỗi người nghệ sĩ đối với cuộc sống. Chính vì vậy, thật khó để đong đếm giá trị của mỗi tác phẩm thông qua việc thương mại bán mua. 
Nhiều chiêu trò xâm phạm bản quyền
Việc xâm phạm bản quyền tác giả âm nhạc diễn ra trên nhiều lĩnh vực với những "chiêu trò" khó lường, đặc biệt là tình trạng xâm phạm bản quyền tác giả, quyền liên quan trên nền tảng số. Hiện nay có nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng kẽ hở của pháp luật, đánh tráo khái niệm và sử dụng nhiều chiêu trò lách luật để xâm phạm bản quyền.
Có thể kể đến những chiêu trò như tác giả khi đăng tác phẩm âm nhạc do mình sáng tác trên các nền tảng số lại bị đánh dấu là vi phạm bản quyền Youtube. Thực tế những bài hát đó do chính tác giả bỏ tiền hoà âm, phối khí, ghi hình ca sỹ hát nhưng bị các tổ chức, cá nhân lấy đưa lên mạng xã hội không xin phép. Thậm chí, có tác phẩm còn bị sửa tên tác giả, tên ca sỹ, tệ hơn còn ghi tác giả đã mất. 
Bên cạnh đó, một hiện trạng chung của nhà khai thác nội dung trên nền tảng số là nhiều công ty mua hoặc được uỷ quyền khai thác, ví dụ họ đăng ký 1.000 bản ghi âm, nhưng sau đó công bố quyền sở hữu với tất cả các bản ghi và đăng ký với Youtube tác phẩm đó thuộc độc quyền của họ. Phải chăng ngay từ đầu, các nhà khai thác đã cố tình gian dối nên không chỉ tác giả mà nhiều đơn vị khai thác sử dụng tác phẩm bị "tố" vi phạm bản quyền. Thậm chí có tác giả khi tìm được đường link tác phẩm của mình bị xâm phạm, tra Google cũng không biết công ty đó ở đó. Còn những nhạc sỹ không biết về công nghệ thì chịu rất nhiều thiệt thòi, vì những vi phạm trong kinh doanh bản thu âm, ghi hình trên nền tảng số ở Việt Nam là rất lớn.
Chẳng những thế, các video đa phần là do các nhạc sỹ sáng tạo, đầu tư tiền phối khí, thuê ca sỹ, thu thanh, sản xuất MV đã đăng ký uỷ nhiệm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc cho Trung tâm Bảo vệ Bản quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam, vậy mà vẫn bị "đánh cắp" bởi một số tổ chức, cá nhân. Phải chăng họ đã kiếm tiền trên công sức của người sáng tạo?
Thời gian qua Trung tâm Bảo vệ Bản quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (đơn vị mà nhạc sỹ uỷ quyền quản lý, khai thác tác phẩm) đã nhận được nhiều đơn kiến nghị trung tâm áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết, xử lý những đơn vị chiếm đoạt quyền tác giả.
Bộ phận pháp chế của Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam cho biết: Trung tâm đã nhận được khá nhiều đơn thư của các nhạc sỹ gửi đến đề nghị và uỷ quyền để trung tâm tiến hành các thủ tục theo trình tự pháp luật để lấy lại sự công bằng, bảo đảm lợi ích hợp pháp của các tác giả với các tác phẩm bị xâm hại bản quyền.
Những câu chuyện về xâm phạm bản quyền dường như chưa bao giờ kết thúc, nhất là ngày càng nhiều các chiêu trò, đánh tráo khái niệm, xâm phạm bản quyền trên không gian mạng ngày càng tinh vi, khó lường. Đặc biệt là trên Youtube, nơi video được đăng tải tràn lan, công khai thì việc kiểm tra, đối chiếu bản quyền càng khó hơn. Nếu không có những điều luật cụ thể hơn nữa cũng như kiến thức về công nghệ thì các tác giả sẽ là người chịu thiệt thòi nhiều nhất.
Bài 2: Nâng cao trách nhiệm bảo vệ bản quyền âm nhạc
Còn lại: 1000 ký tự
Hà Tĩnh: Bắt giữ 4 kg vàng vận chuyển trái phép qua cửa khẩu

(CHG) Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh chủ trì, phối hợp với lực lượng Hải Quan tỉnh Hà Tĩnh vừa phát hiện và bắt giữ 4 đối tượng có hành vi vận chuyển trái phép 4 kg vàng qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

Xem chi tiết
Thái Bình: Tịch thu 1.000 chiếc áo chống nắng không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Thái Bình kiểm tra, xử phạt 01 cửa hàng kinh doanh quần áo, với số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.000 chiếc áo chống nắng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Nghệ An: Xử phạt 01 doanh nghiệp kinh doanh trang sức giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt 01 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng có hành vi buôn bán trang sức giả mạo nhãn hiệu, với mức xử phạt tiền là 55 triệu đồng.

Xem chi tiết
Quảng Ngãi: Liên tiếp xử phạt các hộ kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi liên tiếp kiểm tra đột xuất, xử phạt 03 hộ kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu Nike và Gucci, với tổng số tiền hơn 53.000.000 đồng.

Xem chi tiết
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
2
2
2
3