Ngăn chặn vi phạm bản quyền trên không gian số


(CHG) Vi phạm bản quyền nội dung số là vấn nạn nhức nhối diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Nhiều nội dung thông tin được lưu trữ, đăng tải trái phép, không thực hiện đúng quy định về trao đổi bản quyền với các chủ sở hữu bản quyền nội dung, gây thiệt hại tới quyền lợi và uy tín của các đơn vị chủ sở hữu nội dung.

Sự thuận tiện trong môi trường số giúp tạo điều kiện để các tác giả có thể đưa tác phẩm đến công chúng nhanh chóng, rộng rãi hơn, người dùng internet cũng dễ dàng tiếp cận tác phẩm. Nhưng điều này cũng khiến việc vi phạm bản quyền trên không gian số phát triển. 

Một số trang Website vi phạm bản quyền.

Một số trang Website vi phạm bản quyền. 

Chính sự thuận lợi trên của công nghệ gây ra tình trạng sao chép tác phẩm, cắt, ghép tác phẩm trái phép và tạo ra nhiều bản sao được thực hiện một cách dễ dàng. Thậm chí, một nội dung được đầu tư công phu, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn đã bị khai thác trái phép, sao chép, lan truyền rộng rãi.

Hiện nay, trên không gian mạng internet có hàng nghìn trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội đang hoạt động, trong đó có các mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook, YouTube… hằng ngày truyền tải lượng thông tin báo chí, nội dung số, video clip khổng lồ tới hàng triệu người dùng.

Theo thống kê của Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin Điện tử, đơn vị này đã nhận được rất nhiều yêu cầu xử lý vi phạm bản quyền nội dung, đa số là các nội dung về giải trí như bóng đá, phim, game show, ca nhạc. 

Các hình thức, phương pháp vi phạm bản quyền rất tinh vi và biến đổi liên tục, luôn che giấu thông tin chi tiết và thực hiện xuyên biên giới từ nước ngoài cung cấp dịch vụ vào Việt Nam. 

Nhiều trang web bị chặn nhiều lần nhưng vẫn tồn tại theo nhiều tên khác và rất khó chứng minh các web này có liên quan với nhau, tức là sự phát sinh các trang này nhanh hơn nhiều so với các giải pháp ngăn chặn.

Tính đến tháng 6/2022, Trung tâm Bản quyền nội dung số Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng chặn truy cập của người dùng tại Việt Nam trên 500 website vi phạm bản quyền.

Theo báo cáo của Media Partners Asia, ngành công nghiệp video trực tuyến của Việt Nam được dự báo là sẽ tạo ra doanh thu 249 triệu USD năm 2022, trong đó doanh thu từ lượng thuê bao chiếm 15% và video theo yêu cầu chiếm 85%. 

Tình trạng vi phạm bản quyền video trực tuyến ngày càng phổ biến, số lượng người dùng trái phép tăng lên 15,5 triệu năm 2022, làm thất thoát 348 triệu USD, chiếm 18% doanh thu của toàn ngành video hợp pháp. 

Do đó, nếu không kiểm soát được tình hình, đến năm 2027, số người dùng vi phạm bản quyền có thể tăng tới 19,5 triệu, dẫn tới lượng doanh thu bị thất thoát ở mức 456 triệu USD.

Vi phạm bản quyền không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cá nhân làm công việc sáng tạo, các đơn vị cung cấp nội dung mà còn ảnh hưởng tới công chúng. 

Để ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại này, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đã áp dụng một số biện pháp mạnh tay. Theo đó, công nghệ là giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn các hành vi tiếp cận tác phẩm, khai thác bất hợp pháp quyền sở hữu. 

Các giải pháp này bao gồm việc sử dụng công nghệ như: phần mềm, linh kiện, các thiết bị khác để tạo ra "chiếc khóa", giúp bảo vệ an toàn dữ liệu về tác phẩm. Điều này tập trung giải quyết các vấn đề về kiểm soát quyền truy cập như: mật khẩu, bức tường phí, giới hạn thời gian, giới hạn số người dùng cùng lúc...

Ngăn chặn vi phạm bản quyền trên không gian số. Ảnh minh hoạ

Ngăn chặn vi phạm bản quyền trên không gian số. Ảnh minh hoạ 

Các giải pháp công nghệ cũng hướng đến việc kiểm soát hiệu quả quyền sử dụng, bằng cách cho phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả giới hạn hành vi của người dùng internet ngay cả khi họ đã truy cập vào tác phẩm. Như chặn tải xuống, chặn sao chép hoặc tác phẩm chỉ đọc... từ đó hạn chế hành vi "trộm cắp" tác phẩm, giúp phát hiện và thực hiện các biện pháp để xóa bỏ video, bản ghi âm thanh vi phạm quyền tác giả, xác định và báo cáo cho cơ quan chức năng các cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm để xử lý theo quy định.

Ngoài ra, ứng dụng công nghệ blockchain cũng là một giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn ngay từ đầu các vi phạm về bản quyền. Do ứng dụng này có tác dụng lưu giữ các dữ liệu liên quan như thời gian, địa điểm và nhận dạng của người sáng tạo nội dung. Dữ liệu trên nền tảng blockchain được bảo vệ bằng mật mã nên sẽ giúp tác giả bảo vệ sản phẩm của mình không bị vi phạm hoặc ăn cắp bản quyền.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ vẫn còn nhiều trở ngại, bởi hạ tầng công nghệ của Việt Nam chưa đáp ứng tốt các yêu cầu để có thể ứng dụng những giải pháp này. Công nghệ blockchain được đánh giá là hiệu quả trong lĩnh vực bản quyền, nhưng đang còn rất mới mẻ tại Việt Nam, chưa được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong vấn đề bảo hộ quyền tác giả.

Mặt khác, trở ngại về mặt pháp lý đang khiến nhiều cá nhân, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp lúng túng, chưa thật sự quan tâm tới các giải pháp công nghệ. 

Yếu tố con người cũng là trở ngại lớn, khi không phải đơn vị, tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng có sẵn nguồn nhân lực có trình độ, đủ kỹ năng để xây dựng các mô hình ứng dụng cụ thể ở tổ chức, doanh nghiệp mình, đón đầu các giải pháp, xu hướng mới. 

Bởi vậy, cần có giải pháp cụ thể để ngăn chặn vi phạm bản quyền. Theo đó, cần hoàn thiện cổng thông tin đăng ký tác quyền; từng bước triển khai việc nghiên cứu và phát triển công nghệ blockchain; tích hợp quản lý tác quyền số, nghiên cứu và phát triển các công nghệ thu phí tác quyền bằng blockchain... 

Đồng thời, cần sửa đổi, bổ sung hệ thống quy phạm pháp luật hoàn chỉnh hơn, cụ thể hơn, nhất là vấn đề bảo vệ bản quyền trên môi trường số và bảo vệ bản quyền bằng giải pháp công nghệ. 

Sự đồng bộ hệ thống pháp lý cùng với liên kết quốc tế và xây dựng các nền móng công nghệ sẽ giúp siết chặt quản lý quyền tác giả, phòng ngừa hiệu quả các hành vi vi phạm bản quyền, đảm bảo một môi trường kinh doanh minh bạch, tránh thất thu ngân sách Nhà nước. 

Còn lại: 1000 ký tự
TP.HCM: Nút giao thông An Phú cần nhanh chóng hoàn tất các thủ tục còn vướng mắc

CHG - Đó là yêu cầu đã được Chủ tịch UBND TP.HCM – Phan Văn Mãi đưa ra trong buổi đi thực tế kiểm tra tiến độ thi công dự án nâng cấp đường Lương Định Của và nút giao thông An Phú (Tp.Thủ Đức).

Xem chi tiết
Bà rịa – Vũng tàu: Vốn đầu tư nước ngoài ngay Quý I đã tăng kỷ lục

(CHG) - Số liệu từ Sở Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy, kết thúc quý I/2024, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh đạt vượt cả năm 2023, với hơn 1,5 tỷ USD.

Xem chi tiết
Savills so sánh các thị trường BĐS thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

(CHG) - Một bản báo cáo chi tiết về giá thuê, phí quản lý và các mức thuế của chính phủ tại một số các BĐS trọng điểm, thuộc các thành phố khác nhau khu vực Châu Á, đã được khảo sát Prime Benchmark - Xác định quy chuẩn giá thuê do Savills Châu Á – Thái Bình Dương thực hiện vừa được công bố.

Xem chi tiết
Tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng tư vấn pháp luật đội ngũ luật sư khu vực phía Nam

(CHG) - Hôm 1/4, nhằm góp phần hỗ trợ pháp lý hiệu quả cho phụ nữ là nạn nhân của bạo lực giới, Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) đã phối hợp với UNDP (Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc) tổ chức lớp “Tập huấn nâng cao kỹ năng tư vấn pháp luật cho luật sư, tư vấn viên pháp luật” trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” do Liên minh châu Âu tài trợ (Dự án EU JULE).

Xem chi tiết
Nhu cầu sở hữu bất động sản của việt kiều ngày càng cao

(CHG) - Việc mở rộng quyền sử dụng đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai mới được thông qua, là một tin đáng mừng cho cộng đồng Việt Kiều có mong muốn sở hữu BĐS tại Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi dòng kiều hối trong năm 2023 đạt mức hơn 16 tỷ USD, tăng mạnh 32% so với năm 2022.

Xem chi tiết
2
2
2
3