Bài 1: “Ma trận" thị trường sữa không rõ xuất xứ nguồn gốc


(CHG) Sữa bột với nhiều chất dinh dưỡng cao đã khiến nhiều cha mẹ bị cuốn vào "ma trận" với những lời quảng cáo là hàng xách tay, hàng tuồn hãng... mà không hay với tâm lý sính ngoại đó đã tạo cơ hội cho việc làm giả, làm nhái sản phẩm sữa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

 Hình ảnh minh họa về sữa nhập khẩu

Thả lỏng… chất lượng sữa nhập khẩu 

Sữa bột hay còn gọi là sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do tính tiện dụng của nó và phần lớn là do “niềm tin” dinh dưỡng mà nó mang lại, nên càng ngày phụ huynh càng bị cuốn vào cơn bão “sữa” của thị trường. 

Nhu cầu sữa tăng theo độ tuổi và càng lúc càng phong phú, đa dạng với các loại sữa khác nhau, bổ sung “dưỡng chất” cần thiết cho tất cả đối tượng từ trẻ nhỏ tới người cao tuổi.

Hàng xách tay, hàng tuồn hãng... là những lời quảng cáo về nguồn gốc xuất xứ của sữa bột dành cho trẻ em có giá “rẻ” hơn hàng nhập khẩu chính hãng, hàng bán tại các cửa hàng, đại lý lớn của các hãng sữa đáng tin cậy.

Cùng với tâm lý sính ngoại, các loại sữa được gắn mác “xách tay” càng được người tiêu dùng lùng mua, càng tạo điều kiện cho người bán dễ dàng đưa các sản phẩm sữa làm giả, làm nhái, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ vào thị trường. 

Phần lớn người tiêu dùng có chung suy nghĩ, sữa càng đắt tiền, là hàng “xách tay” thì càng đảm bảo về chất lượng. Theo lời người bán, các loại sữa “xách tay” này đều do người thân của họ ở nước ngoài mua tại các siêu thị lớn, có hóa đơn, tem mác đầy đủ. 

Tuy nhiên, chưa có cơ quan chức năng nào kiểm nghiệm được chất lượng thực sự của những sản phẩm này có đúng như nhãn mãc của nó hay không. 

Chưa kể, trên nhãn của sản phẩm này không có nhãn phụ ghi bằng tiếng Việt, không có giá cố định. Toàn bộ hướng dẫn sử dụng đều được thực hiện qua lời người bán. Nếu có khiếu nại, phàn nàn về sản phẩm là do người mua chưa nghiên cứu kỹ chứ không có chuyện do lỗi của sản phẩm hay lỗi của người bán.

Sữa Similac có tem truy xuất nguồn gốc nhưng trẻ em uống vẫn đau bụng, nôn mửa...

Rước họa vì mác… sữa nhập khẩu

Chị H.P.N (Hà Nội) cho biết, chị từng mua sữa Glico “xách tay” của Nhật Bản từ một tài khoản trên mạng xã hội facebook. Khi nhận sản phẩm hoàn toàn có nhãn mác bằng tiếng Nhật, chị không thể đọc được. Chị đã dịch sai thông tin, thay vì phải dùng nước 70 độ C để pha sữa thì chị chỉ pha bằng nước ấm 30 độ C như hướng dẫn của các dòng sữa sản xuất trong nước. Bản thân việc sản phẩm này có thật sự là hàng Nhật chính gốc hay không, chị cũng không biết được rõ.

Mới đây chị N.H.P.T có gửi tới các cơ quan báo chí về việc hai con chị sau khi uống sữa Similac Abbot thì con lớn bị tiêu chảy suốt đêm, sáng hôm sau bị co giật và còn cậu em sáng dậy là nôn, sốt cao, phải dùng thuốc hạ sốt. Thấy hai con bị như vậy, chị đã đưa tới bệnh viện khám. Bác sĩ sau khi thăm khám đã chuẩn đoán con chị bị nhiễm trùng đường tiêu hoá. 

Sau đó, đứa con lớn của chị khoẻ mạnh khi không uống sữa tiếp. Đứa con nhỏ vẫn uống tiếp sữa Similac thì tình trạng nôn ói rồi tiêu chảy, sốt lại tiếp tục diễn ra. Cuối cùng, người mẹ đưa con đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 được chuẩn đoán là tiêu chảy cấp.

Không nghĩ nguyên nhân là do sữa, nên chồng chị về nhà lấy hộp sữa mang vào viện cho con sử dụng tiếp thì mới phát hiện ra có 2-3 con bọ bò bên trong hộp sữa. Đến lúc đó, gia đình chị mới nhận ra con mình bị ngộ độc do sữa. Qua sự việc nêu trên cho thấy, câu hỏi về chất lượng sản phẩm sữa bột nhập khẩu cần phải được kiểm soát chặt chẽ.

Gần đây, qua kiểm tra, giám sát, các cơ quan chức năng liên tục phát hiện và xử lý vi phạm sữa bột nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ. 

Điển hình như tại Lạng Sơn, cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện tại cửa hàng Shop Khang Baby (địa chỉ số 55, đường Chi Lăng, thị trấn Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn) do bà Đỗ Thị Minh Trang là chủ cửa hàng đang bày bán sản phẩm sữa bột trẻ em nhãn hiệu HIKID, loại 600gr/hộp nhập lậu. 

Bà Trang không xuất trình được với lực lượng chức năng hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của loại sữa bột này. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm theo giá niêm yết tại cửa hàng là 18.200.000 đồng.

Cũng mới đây, Đội Quản lý thị trường số 1 (thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị) đã phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ, Công an TP Đồng Hới kiểm tra hộ kinh doanh của bà Hoàng Thị Phương Thảo (phường Bắc Lý, TP. Đồng Hới), phát hiện 113 hộp sữa bột các loại không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Trong đó có 71 hộp sữa bột các loại do nước ngoài sản xuất và 42 hộp sữa bột các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tổng trị giá hàng hóa trên 60 triệu đồng. Bà Hoàng Thị Phương Thảo khai nhận toàn bộ số hàng trên được mua từ các đầu mối trôi nổi trên thị trường, không có giấy tờ hóa đơn gì kèm theo.

Đội QLTT số 4 tỉnh Lạng Sơn kiểm tra sản phẩm sữa tại Shop Khang Baby 

Có thật là sữa nhập khẩu ? 

Theo khảo sát trên thị trường sữa, phóng viên đã tiếp cận với một cơ sở có sản xuất sữa với mục đích muốn nhập sữa bột để bán tại cửa hàng tạp hoá. Người tư vấn bán hàng chia sẻ: "Một hộp sữa bán cho em là 160 nghìn đồng thì bán ra từ 300 đến 420 nghìn đồng. Cái bảng giá mà tụi anh bán ra tuỳ dòng, ví dụ hộp sữa tiểu đường dao động từ 420 nghìn đồng. Sữa dê nhiều nơi tham gia bán tới 600 nghìn đồng/hộp".

Ở một cơ sở khác, ông chủ một xưởng gia công còn cho biết: Nếu các đại lý bán được nhiều hàng sẵn sàng cắt chiết khấu lên đến 50%.

Bán hàng mà tới “một vốn bốn lời”, lại có chiết khấu cao nên các đại lý ra sức nhập hàng số lượng lớn, phát triển các mô hình đa kênh bán hàng, nhất là kênh mạng xã hội. Chỉ cần nói tốt, quảng cáo tốt, lợi dụng chớp nhoáng lòng tin của người tiêu dùng là người bán có thể ra đơn, bán hàng khắp nơi.

Như tìm hiểu, hiện nay, những địa phương có lượng sữa bột được bán chạy nhất như Bắc Ninh, Bắc Giang, Mê Linh, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Bình Dương, Bình Phước, Đắk Lắk. Nhưng thị trường chủ yếu tiêu thụ mạnh nhất là Bắc Ninh, Bắc Giang. Đây là những địa phương có số lượng lớn người lao động phổ thông, lao động trong các khu công nghiệp.

Nhu cầu sữa bột của người tiêu dùng tăng cao nhưng đồng thời giá thành lại phải “mềm” hơn các loại sữa chính hãng. Điều này tạo tiền đề để các cơ sở gia công sữa bột có cơ hội làm giả, làm nhái các mặt hàng sữa chính hãng.

Với thủ đoạn sản xuất tinh vi, các loại sữa giả, sữa nhái đều được đóng gói, dãn nhãn đúng quy cách. Chỉ nhìn bề ngoài, người tiêu dùng khó có thể phân biệt được với hàng thật. 

Có cơ sở còn thu mua bao bì vỏ hộp cũ của các hãng sữa lớn, tẩy xóa vài chi tiết trên bao bì, đóng gói sữa bột giả và tuồn ra thị trường bằng chính sách chiết khấu cao cho các đại lý, cửa hàng. Càng ở các vùng nông thôn, các khu vực ít dân cư, số lượng các loại hàng nhái, hàng giả càng nhiều.

Theo PGS.TS. Vũ Thị Thu Hiền- Trưởng khoa Hoá sinh và chuyển hoá dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng Quốc Gia cho biết: "Nhân viên tại các xưởng gia công sữa không đeo khẩu trang, tay trần đóng sữa như vậy thì càng làm gia tăng nguy cơ vi sinh vật trong sản phẩm có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, có thể gây ra tiêu chảy. Và có thể gây ra vi nấm. Về lâu dài có thể gây ung thư cho người dùng."

Thực tế cho thấy, thị trường sữa bột hiện nay đang rất đa dạng, phong phú với nhiều chủng loại sữa đáp ứng nhu cầu của tất cả các đối tượng như độ tuổi, mặt bệnh lý, yêu cầu dinh dưỡng khác nhau với nhiều khung giá khác nhau, phù hợp với các điều kiện kinh tế gia đình khác nhau. 

Việc ra đời nhiều nhãn hiệu sữa của cùng một đơn vị sản xuất hoặc nhiều nhãn hiệu sữa có chung một địa chỉ cơ sở sản xuất/gia công.. cũng khiến người dùng không khỏi lo lắng. Nếu không có sự điều tiết hợp lý, đồng thời kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ thị trường thì người dùng sẽ dễ mua phải hàng nhái, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, nguồn gốc.

Các cơ quan chức năng cũng cần xử phạt nghiêm các đơn vị sản xuất sữa bột vi phạm pháp luật. Đồng thời, cần có chính sách bảo vệ người tiêu dùng hiệu quả trước “ma trận” sữa như hiện nay.

(Còn tiếp)

 

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3