Bài 2: Bảo vệ thương hiệu: Tiêu chuẩn an toàn sản phẩm ngành da - giầy


(CHG) Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu da giầy, mỗi năm xuất khẩu khoảng 1 tỷ đôi sang các nước trên thế giới. Theo dự báo, sản xuất và xuất khẩu da giầy Việt Nam sẽ tăng trưởng gấp đôi trong một vài năm tới. Do đó hơn lúc nào hết, doanh nghiệp da giầy Việt Nam cần bảo vệ thương hiệu bằng việc chống hàng giả, đặc biệt là thúc đẩy những sản phẩm chất lượng cao và an toàn khi sử dụng. 

Nhiều người Việt đã lựa chọn giầy sản xuất trong nước. Ảnh: TTXVN

Ngành công nghiệp giầy dép đang phát triển của Việt Nam
Từ thực tiễn thương mại ngành giầy dép trong những năm qua cho thấy, Việt Nam có thể không chịu ảnh hưởng lớn khi các nhà sản xuất giầy dép lớn trên thế giới chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang các nước láng giềng phía Nam.
Theo dữ liệu của Đài quan sát phức hợp kinh tế (OEC), giầy dép là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam vào năm 2020. Thị trường xuất khẩu giầy dép chính của Việt Nam là Mỹ (6,43 tỷ USD), Trung Quốc (2,24 tỷ USD), Đức (1,03 tỷ USD), Nhật Bản (953 triệu USD) và Hàn Quốc (730 triệu USD). Trong đó, OEC lưu ý rằng, các thị trường xuất khẩu giầy dép tăng trưởng nhanh nhất của Việt Nam từ 2019 - 2020 là Trung Quốc (272 triệu USD), Ba Lan (25,6 triệu USD) và Đài Loan (22,6 triệu USD).
Sự tăng trưởng của thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc là dấu hiệu cho thấy sự chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Các thương hiệu lớn như Nike, Adidas quyết định đặt các cơ sở sản xuất chính của họ tại Việt Nam. Trong đó, Nike có hơn 100 nhà cung cấp tại Việt Nam với 96 nhà máy tập trung ở khu vực phía Nam; Adidas đã sản xuất đến 40% tổng sản lượng giầy dép tại Việt Nam (năm 2019).
Hiện tượng nêu trên là do, ngoài chi phí lao động thấp hơn so với Trung Quốc, Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại lớn, giảm thuế quan và các rào cản thương mại cho các thị trường lớn. Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - Một Hiệp định thương mại được ký kết bởi Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, NewZeland, Peru, Singapore và Việt Nam - cũng chứng kiến xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang Canada và Mexico tăng cao.
Theo phân tích từ Nghiên cứu và Thị trường, sản xuất và xuất khẩu giầy dép của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn 2020 - 2031. Nhóm dự đoán CAGR là 8,1% trong 9 năm tới. Đến năm 2031, Tổ chức Nghiên cứu và Thị trường kỳ vọng thị trường giầy dép Việt Nam sẽ đạt giá trị 38,7 tỷ USD - cao gấp đôi so với 2022 là 19,1 tỷ USD.
Với định hướng xuất khẩu, ngành công nghiệp da - giầy Việt Nam đã phát triển rất nhanh và được xem là một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển. Da - giầy là một trong ba ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay sau dầu thô và dệt may, chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhiều năm trở lại đây, ngành da - giầy Việt Nam liên tục đạt được những thành quả đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam đã trở thành một trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về da - giầy. Riêng xuất khẩu vào thị trường châu Âu, da - giầy Việt Nam chỉ đứng thứ 2 sau Trung Quốc.
Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm giầy dép tới trên 100 nước trên thế giới. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu giầy dép đạt 5,288 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp ở trong nước và nhiều thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
Thương hiệu giầy Be Classy của Việt Nam.
Tiêu chuẩn an toàn sản phẩm ngành da - giầy
Đến nay, nước ta đã tiêm phủ vắc xin phòng dịch Covid-19 ở mức cao (thuộc top đầu thế giới), nên hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu giầy dép nói riêng có thêm trợ lực để tăng trưởng xuất khẩu. Ngành da - giầy đặt kỳ vọng cán mốc xuất khẩu 20 tỷ USD trong năm 2022, tăng 12,7% so với năm 2021.
Để đạt được mục tiêu này, theo chuyên gia, các doanh nghiệp trong ngành cần lưu ý đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất, vì hiện nay, một lượng nguyên liệu lớn cho ngành vẫn phải nhập khẩu. Bên cạnh đó, duy trì yếu tố “chất lượng” vẫn là vấn đề then chốt.
Chiến lược phát triển ngành da - giầy là, tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị tiên tiến, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm; từng bước thay đổi phương phức sản xuất gia công sang sản xuất và xuất khẩu trực tiếp; chú trọng phát triển thị trường nội địa; tăng tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm, trong phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhằm chủ động nguồn cung nguyên liệu đầu vào và nâng cao giá trị gia tăng.
Trong những năm gần đây, số lượng tiêu chuẩn an toàn của các sản phẩm da - giầy được các nước chấp nhận đã tăng lên đáng kể. Mức sống cao hơn trên toàn cầu đã thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng mong muốn có những sản phẩm chất lượng cao và an toàn khi sử dụng. Việc gia tăng ô nhiễm nguồn nước, không khí và đất cũng thúc đẩy xã hội hiện đại tăng cường sử dụng sản phẩm da - giầy thân thiện với môi trường.
Tại các nước phát triển, cũng là thị trường xuất khẩu da - giầy chủ yếu của Việt Nam, việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường luôn là các yêu cầu quan trọng và được sự quan tâm hàng đầu của chính phủ các quốc gia này. Sản phẩm da - giầy luôn luôn phải đáp ứng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn bắt buộc mang tính pháp lý và được kiểm tra hết sức chặt chẽ trước khi lưu thông đến tay người tiêu dùng.
Trong xu hướng hội nhập thương mại quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, để đối phó với việc cắt giảm thuế quan về 0% theo các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), các nước nhập khẩu thường đặt ra nhiều hàng rào kỹ thuật phi quan thuế, đặc biệt là sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao, các tiêu chuẩn về an toàn và bảo vệ môi trường, với lý do là bảo vệ người tiêu dùng, nhưng thực tế cũng nhằm mục đích bảo hộ sản xuất trong nước một cách hợp pháp.
Quá trình sản xuất các sản phẩm da - giầy tiêu thụ thị trường nội địa và xuất khẩu, hầu hết doanh nghiệp chỉ quan tâm đến mẫu mã sản phẩm mà chưa quan tâm đúng mức đến chỉ tiêu chất lượng, các thông số về an toàn sinh thái sản phẩm (chỉ tiêu cơ, lý, hóa, sinh) do đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn người sử dụng và tác động xấu đến môi trường.
Như đã biết, hóa chất thuộc, nhuộm, xử lý hoàn tất rất độc hại và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và môi trường. Nếu như quá trình thuộc da không được kiểm soát cẩn thận, các chất độc trong khâu thuộc da như crom, chì, arsen và các loại axit sẽ bị xả xuống nguồn nước sẽ gây sạt lở đất, đầu độc nguồn nước và làm hại đến sức khỏe người dân sinh sống xung quanh. 
Hầu hết các tác nhân thuộc, nhuộm, xử lý da như crom, fomaldehyt, thuốc nhộm azo, các parafin clo hóa, nonyl phenol và etoxylat, chì, arsen,... nằm trong danh sách hóa chất bị hạn chế theo Quy định của EU 1907/2006 (REACH), đặc biệt nằm trong danh sách các chất được quan tâm rất cao (SVHC).
Hơn nữa, nguy cơ phơi nhiễm hóa chất tồn dư (nếu có) và nấm mốc khi sử dụng sản phẩm da - giầy ở khí hậu nóng ẩm như Việt Nam là rất cao. Do vậy rất nguy hiểm nếu các chỉ tiêu an toàn sinh thái không được kiểm soát chặt chẽ. Châu Âu và một số nước đã có các quy định rất khắt khe đối với các hóa chất được sử dụng trong công nghệ, xử lý hoàn tất và nhuộm da. Do đó, để xuất khẩu, sản phẩm da - giầy phải đáp ứng các yêu cầu này.
Tính đến thời điểm này (2022), hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về sản phẩm da đã xây dựng được 123 tiêu chuẩn, 84 Tiêu chuẩn Việt Nam về giầy dép, phần lớn tiêu chuẩn Việt Nam này chấp nhận Tiêu chuẩn quốc tế ISO, Tiêu chuẩn Châu Âu (EN) và một số tiêu chuẩn nước ngoài khác. 
Tuy nhiên hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện đầy đủ theo hướng đáp ứng yêu cầu sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của nhà nước.
Qua khảo sát của Hiệp hội Da - giầy Túi xách Việt Nam (LEFASO), hầu hết doanh nghiệp sản xuất không công bố các tiêu chuẩn cho sản phẩm của mình khi tiêu thụ ở thị trường nội địa. Ngay cả với những doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu trong nước, việc kiểm tra và công bố tiêu chuẩn cũng chỉ thực hiện khi có yêu cầu từ bên mua hàng.
Thực tiễn còn tồn tại bất cập là, bản thân doanh nghiệp không nắm bắt được sản phẩm mình sản xuất ra có đáp ứng được yêu cầu chất lượng hay không; và người tiêu dùng không nhận biết được sản phẩm nào tốt, sản phẩm nào chưa đạt yêu cầu…  để lựa chọn. Do đó, để cạnh tranh với thị trường thế giới, các doanh nghiệp da - giầy nước ta không chỉ cải tiến về mẫu mã, vấn đề nâng cao nhận thức về tiêu chuẩn hóa, chú trọng chất lượng, an toàn sản phẩm là việc làm rất cấp thiết.
Sản phẩm da - giầy là mặt hàng đòi hỏi phải có các tiêu chuẩn và quy định về an toàn ở mức cao. Cụ thể là về độ bền cơ, lý, sinh, hóa, đặc biệt lượng tồn dư hóa chất sử dụng trong sản xuất giầy dép gây ảnh hưởng rất lớn đến con người và môi trường. Trong khi sản phẩm xuất khẩu thường áp dụng tiêu chuẩn của các thương hiệu quốc tế đặt hàng gia công, còn sản phẩm tiêu thụ trong nước lại không được kiểm soát bằng quy chuẩn chất lượng chặt chẽ.
Hiện nay, nhà nước ta đã và đang quan tâm đến việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu. Việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cho nguyên vật liệu và sản phẩm da - giầy đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước là nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi doanh nghiệp trong ngành phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình trong sản xuất và kinh doanh, đồng thời giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp có điều kiện của mình trong sản xuất và kinh doanh, đồng thời giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận các tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn về an toàn trên thế giới.
Việc áp dụng tiêu chuẩn chắc chắn sẽ có những tác động đến đầu tư công nghệ và chi phí sản xuất của doanh nghiệp; do đó, các giải pháp xây dựng yêu cầu đối với hạ tầng chất lượng cho ngành da -giầy nhằm nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu là rất cần thiết; từ đó hạn chế tác động tiêu cực đối với các doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp phát triển theo hướng bền vững, trách nhiệm, đồng thời bảo hộ lợi ích của người tiêu dùng.
Bài 3: Cách phân biệt thật- giả sản phẩm da-giầy
 
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3