Bài 2: “Mạnh tay” với buôn lậu dịp cuối năm


(CHG) Nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu những tháng cuối nămTổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) đã ban hành Kế hoạch số 10/KH-TCQLTT về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2022, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Lực lượng chức năng liên tục phát hiện ra kho chứa hàng không rõ nguồn gốc.
Vẫn “nóng” mặt hàng đường nhập lậu 
Liên tiếp những ngày vừa qua, lực lượng chức năng các tỉnh biên giới Tây Nam đã phát hiện và bắt giữ nhiều vụ buôn lậu đường cát không rõ nguồn gốc xuất xứ, khi các đối tượng buôn lậu đang tuồn vào nội địa tiêu thụ.
Đại tá Vũ Như Hà - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an cho biết: “Dự báo khi kiểm soát chặt chẽ mặt hàng đường theo đường chính ngạch, mặt hàng này có nguy cơ thẩm lậu qua đường tiểu ngạch. Do vậy, các địa phương, đặc biệt là các tỉnh biên giới cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với mặt hàng đường thẩm lậu vào Việt Nam”.
Còn theo ông Nguyễn Văn Lộc - Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), so với năm 2021 thì lượng đường nhập lậu vào Việt Nam được đánh giá đã tăng gấp đôi, gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất của ngành đường trong nước. 
Theo lực lượng quản lý thị trường, việc buôn lậu đường cát đang diễn biến phức tạp. Tình trạng buôn lậu đường không chỉ vi phạm pháp luật, mà còn làm ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách Nhà nước, đồng thời khiến cho ngành đường nội địa bị “bóp nghẹt” bởi đường nhập lậu phá giá, làm cho đường sản xuất trong nước không tiêu thụ được.
Tại biên giới Long An, theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 địa phương, từ đầu năm 2022 đến nay, hoạt động buôn lậu, vận chuyển đường cát do nước ngoài sản xuất nhập lậu qua biên giới của tỉnh có chiều hướng tăng so với cùng kỳ năm 2021. 
Đoàn công tác Đội quản lý thị trường (QLTT) số 6 Cục QLTT tỉnh Long An trong quá trình mật phục trên tuyến đường KT3, thuộc địa bàn xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng đã bắt giữ 2 xe ô tô tải do 2 đối tượng có hộ khẩu thường trú tại thị trấn Vĩnh Hưng điều khiển, có hành vi vận chuyển 200 bao đường cát do nước ngoài sản xuất (loại 50kg/bao), tương đương 10.000kg. Tại thời điểm kiểm tra, cả 2 đối tượng điều khiển phương tiện không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc toàn bộ số đường cát trên.
Tình trạng buôn lậu đường cát gia tăng cũng diễn ra tương tự tại biên giới tỉnh Đồng Tháp. Tổ công tác của Đồn Biên phòng Thông Bình, Đội nghiệp vụ Hải quan Thông Bình và Công an xã Thông Bình (huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp) đã phối hợp tiến hành kiểm tra phát hiện nhiều bao chứa đường cát không rõ nguồn gốc được tập kết tại khu vực ấp Thị, xã Thông Bình. Lực lượng làm nhiệm vụ đã lập biên bản tạm giữ 22 bao đường cát ngoại nhập lậu với tổng trọng lượng 1,1 tấn.
Theo lực lượng chức năng, đường cát nhập lậu chủ yếu từ Thái Lan và Campuchia, sau đó được các đối tượng sử dụng thủ đoạn "hô biến" thành đường xuất xứ Việt Nam bằng cách thay bao bì, nhãn mác Việt Nam. Các đối tượng buôn lậu đã lợi dụng địa hình sông ngòi chằng chịt của biên giới Tây Nam để tuồn hàng lậu vào nội địa. Trong những thời điểm nước lớn, các đối tượng buôn lậu thường đưa đường cát đã được bọc kỹ, rồi thả trôi theo dòng nước đến nơi tập kết mà đồng bọn chờ sẵn. 
Trước tình hình đó, để đấu tranh chống đường nhập lậu, lực lượng QLTT các tỉnh biên giới Tây Nam đã tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát thường xuyên khu vực kho bãi, điểm tập kết hàng hóa gần biên giới, chợ đầu mối, tuyến đường bộ, đường thủy tại địa bàn trọng điểm. Cụ thể tại An Giang, QLTT tỉnh này tăng cường kiểm tra các địa bàn ở TP. Châu Đốc, huyện An Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn và TX. Tân Châu. Còn tại Đồng Tháp, trong năm 2022 các đơn vị, địa phương là thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đã theo dõi sát tình hình, tăng cường kiểm soát từ tuyến biên giới vào nội địa, kịp thời ngăn chặn hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là mặt hàng đường cát.
Riêng với Long An, mới đây, UBND tỉnh này đã có văn bản chỉ đạo các lực lượng chức năng gồm Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh, Hải quan, QLTT tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát các đường mòn, lối mở qua lại biên giới; kiểm tra hoạt động vận chuyển, mua bán đối với mặt hàng thuốc lá điếu, đường cát nhập lậu trong thị trường nội địa. Kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý các đường dây buôn lậu có tổ chức; các vụ vận chuyển trái phép qua biên giới và tàng trữ, buôn bán trái phép mặt hàng thuốc lá điếu, đường cát nhập lậu.

Gia tăng nhập lậu đường cát những tháng cuối năm tại các tỉnh phía Tây Nam.
Thêm “công cụ” cho lực lượng chống buôn lậu 
Mới đây, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) vừa ban hành Kế hoạch số 10/KH-TCQLTT về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2022, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Kế hoạch nhằm quán triệt và tập trung chỉ đạo, triển khai có hiệu quả các chỉ thị, kế hoạch, công điện, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công thương, Tổng cục Quản lý thị trường và các cơ quan liên quan trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm và các lĩnh vực khác thuộc chức năng, nhiệm vụ của lực lượng. 
Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại; chú trọng kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào dịp Tết để tăng giá bất hợp lý, gây bất ổn thị trường, nhất là các mặt hàng được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2023.
Ngoài ra, Kế hoạch số 10/KH-TCQLTT cũng hướng đến mục tiêu tăng cường tuyên truyền đến tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa và người tiêu dùng, để nâng cao ý thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh và văn hóa tiêu dùng.
Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường cũng yêu cầu Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố xác định tuyến, địa bàn, đối tượng, mặt hàng trọng điểm, từ đó xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể để triển khai có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công thương, Tổng cục Quản lý thị trường trong đợt cao điểm; tập trung thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ xuất xứ nguồn gốc, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm vi phạm hành chính đối với hàng hóa là những mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán như hàng điện tử, điện lạnh, quần áo, giầy dép, bánh kẹo, đường cát, động vật và sản phẩm chế biến từ động vật...
Tổng cục Quản lý thị trường giao nhiệm vụ tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa tại các trung tâm thương mại, chợ đầu mối, chợ chuyên doanh, chợ dân sinh, các tuyến phố buôn bán sầm uất, các cơ sở sản xuất; chú trọng kiểm tra việc niêm yết gía, bán hàng theo giá niêm yết, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống của người dân trong dịp Tết Nguyên đán.
Đối với cục quản lý thị trường tại các tình thuộc tuyến biên giới Tây Nam, Tổng cục trưởng đề nghị phối hợp với lực lượng Hải quan, Bộ đội Biên phòng tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa tại các khu vực trọng điểm: Cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh); khu vực huyện Đức Hòa, Đức Huệ (tỉnh Long An); cửa khẩu Tịnh Biên (tỉnh An Giang); thành phố Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp); cửa khẩu Hoa Lư (tỉnh Bình Phước); trong đó tập trung vào các mặt hàng trọng điểm như thuốc lá điếu, đường cát, xăng dầu, hàng điện tử điện lạnh đã qua sử dụng, quần áo đã qua sử dụng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. 
Với Kế hoạch số 10/KH-TCQLTT về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2022, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các cơ quan chức năng sẽ thêm công cụ pháp lý để tăng cường, phối hợp và triển khai ra quân nhằm đẩy lùi vấn nạn buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại để bảo vệ người tiêu dùng.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3