Bài 2: "Phù phép" đường nhập lậu thành đường sản xuất trong nước


(CHG) Dù lực lượng chức năng liên tục bắt giữ đường nhập lậu, nhưng với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, đặc biệt là việc hợp thức hóa bằng hóa đơn chứng từ, thậm chí còn đưa cả bao bì từ trong nước ra nước ngoài đóng gói, sau đó đưa hàng thẩm lậu qua biên giới… đã gây không ít khó khăn cho lực lượng chức năng.
Đường Thái Lan được bán tràn lan tại thị trường trong nước.
Hợp thức hóa việc kinh doanh đường lậu?
Theo giới kinh doanh đường cho biết, lượng đường bán trên thị trường tại các chợ, tạp hóa dưới hình thức không có bao bì, nhãn mác là đường nhập lậu. Đường được đóng gói, có nhãn mác cũng không chắc là đường trong nước sản xuất. Hiện tại, đang có không ít các doanh nghiệp thương mại liên quan đến mặt hàng đường đều tham gia buôn bán đường lậu, phù phép đường lậu thành đường hợp pháp để tung ra thị trường, thu lợi nhuận lớn.
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), trước năm 2020, để giấu xuất xứ Thái Lan, các đầu nậu thường thay bao bì gốc bằng bao bì các nhà máy đường trong nước, hoặc đưa vào các cơ sở chế biến đường phèn ở khu vực biên giới trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Từ năm 2020, theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Việt Nam cho phép nhập khẩu không giới hạn đường từ các nước ASEAN với mức thuế thấp (5%) nên đường Thái lan nhập khẩu chính ngạch tăng đột biến. 
Do đó, đường nhập lậu nguồn gốc Thái Lan qua biên giới chỉ cần dán nhãn phụ lên bao bì là có thể lưu thông tự do. Lực lượng chức năng cũng không phân biệt được đâu là đường nhập khẩu chính ngạch và đâu là đường nhập lậu. 
Từ tháng 12/2021 đến nay, hoạt động mua bán đường nhập lậu có diễn biến gia tăng đột biến tại các khu vực biên giới Tây Nam. Tại các thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thành phố lớn, mạng lưới phân phối đường nhập lậu hầu như hoạt động công khai dưới hình thức đường đóng cây 112kg và đường đóng túi 1kg của các cơ sở sang chiết đóng gói. Đường Thái Lan xuất hiện tràn ngập trên thị trường với giá rất rẻ. Đây là nghịch lý dễ thấy vì đường Thái Lan nhập chính ngạch đang phải chịu thuế phòng vệ thương mại (gồm chống phá giá, chống trợ cấp) lên đến 47,64%.
Theo ông T. - một tiểu thương chuyên kinh doanh đường tại TP. HCM, đường nhập lậu trước đây khi vận chuyển qua biên giới sẽ được tập kết về các kho ở những địa phương giáp biên, một số được tập kết thẳng về khu vực giáp ranh các thành phố lớn, trong đó chủ yếu là TP. HCM. Hiện nay, mạng xã hội, internet phát triển mạnh nên giới buôn lậu tối ưu hóa khâu vận chuyển logistics, người mua, kẻ bán phần lớn giao nhận hàng trực tiếp chứ không qua kho như trước. 
Đường lậu từ Thái Lan có hạt nhỏ hơn đường trong nước sản xuất, chỉ cần nhìn hạt đường sẽ dễ dàng nhận biết đường nhập lậu hay đường sản xuất trong nước, nhưng vẫn không thể xử lý được. Nguyên nhân là do đường lậu sau khi bị kiểm tra, tịch thu sẽ được địa phương cho phép bán đấu giá ra bên ngoài. Doanh nghiệp đấu thầu thành công sẽ được bán đường lậu này ra thị trường và có đủ hóa đơn chứng từ nhờ từ tham gia đấu thầu. Khi đã có bộ chứng từ này, họ có thể sử dụng nhiều lần, quay vòng liên tục mà không phải lo ngại bị kiểm tra xử lý. 
Phải chăng đó là việc hợp thức hoá đơn chứng từ kinh doanh đường nhập lậu hợp lệ?

Cần chung tay bảo vệ thương hiệu ngành Mía đường Việt Nam. Ảnh minh hoạ.
Tăng cường chống nhập lậu đường cát
Theo đánh giá của Bộ Công thương, có sự dịch chuyển và gia tăng nhanh lượng đường nhập khẩu từ 5 quốc gia bị điều tra, kể từ thời điểm Bộ Công thương tiến hành áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời.
Trái ngược với xu hướng này, lượng nhập khẩu đường xuất xứ Thái Lan bắt đầu giảm mạnh từ tháng 3/2021, với mức giảm là -72%.
Đặc biệt, cơ quan điều tra của Bộ Công Thương nhận thấy, có rất nhiều quốc gia không có vùng nguyên liệu trồng mía, hoặc sản lượng sản xuất đường rất hạn chế, nhưng đang xuất khẩu số lượng lớn vào Việt Nam kể từ khi áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường có xuất xứ từ Thái Lan.
Kết quả điều tra cho thấy, ngành sản xuất mía đường trong nước vẫn không thể huy động thêm công suất một cách đáng kể, mặc dù biện pháp phòng vệ thương mại đối với đường từ Thái Lan đã được áp dụng.
Với việc công suất thiết kế suy giảm liên tục do tình trạng đóng cửa của các nhà máy, ngành đường trong nước chỉ còn đáp ứng khoảng 20% nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Diện tích trồng mía, lượng mía thu hoạch tiếp tục suy giảm cho thấy ngành sản xuất mía đường trong nước vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, để có thể cải thiện tình hình sản xuất, kinh doanh.
Tại Hội nghị sơ kết công tác quý 3/2022 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, ông Vũ Như Hà, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03-Bộ Công an) nhấn mạnh: Đối với mặt hàng đường, từ khi Bộ Công thương ban hành thông tư về áp dụng các biện pháp phòng vệ đối với đường Thái Lan, có hiện tượng “hô biến” đường Thái Lan gắn xuất xứ, thay bao bì sản phẩm của các nước lân cận, sau đó nhập khẩu số lượng lớn chính ngạch vào Việt Nam. Toàn bộ hồ sơ tờ khai hải quan, hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ hợp lệ. 
Thời gian qua, lực lượng cảnh sát kinh tế các địa phương đã phối hợp với lực lượng hải quan kiểm tra, nắm bắt thông tin từ nước ngoài và trong nước. Qua kiểm tra, hầu hết các doanh nghiệp được cấp phép, đăng ký kinh doanh sản xuất, buôn bán đường bình thường nên quá trình xử lý về gian lận xuất xứ gặp nhiều khó khăn. Tháng 9/2022, Bộ Công thương tiếp tục ban hành thông tư về áp dụng biện pháp phòng vệ đối với mặt hàng đường của hầu hết các nước có nguy cơ gian lận xuất xứ.
Hiện nay, hoạt động buôn lậu chủ yếu diễn ra trên tuyến biên giới Tây Nam. Bên cạnh nguyên nhân do cơ chế chính sách, thủ đoạn của các đối tượng cũng thường xuyên thay đổi. Lợi dụng đường mòn lối mở, các đối tượng đưa hàng hóa thẩm lậu vào Việt Nam. Sau khi chuyển trót lọt vào nội địa, các đối tượng tiếp tục hợp thức hóa bằng hóa đơn, biến hàng nhập lậu thành hàng sản xuất trong nước.Tinh vi hơn, các đối tượng còn đưa bao bì từ trong nước ra nước ngoài đóng gói, sau đó đưa hàng thẩm lậu biên giới, gây khó khăn cho lực lượng chức năng kiểm tra, bắt giữ.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, ông Trần Hữu Linh: Trong khi tình trạng vận chuyển trái phép hàng hóa qua đường tiểu ngạch trên tuyến biên giới phía Bắc được hạn chế thì tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa diễn ra phức tạp trên tuyến biên giới Tây Nam. 
“Trong quý 3, nổi lên mặt hàng đường cát. Hoạt động buôn lậu đường cát diễn ra chủ yếu qua khu vực biên giới Quảng Trị, Long An. Do nhu cầu tăng cao nên mặt hàng đường cát luôn được lực lượng quản lý thị trường đưa vào tầm ngắm”, ông Trần Hữu Linh chia sẻ.
Nhằm thống nhất trong toàn ngành, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn cục hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện các quyết định của Bộ Công thương về việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, đối với một số sản phẩm đường mía.
Theo đó, để đảm bảo việc khai báo trên tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu, Tổng cục Hải quan yêu cầu hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại khai báo thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp theo hướng dẫn tại bảng mã thuế chống bán phá giá dùng trung VNACCS đã được đăng tải trên website:http://www.customs.gov.vn với mức thuế là tổng mức thuế của thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp quy định điểm 3.1 mục 3 thông báo ban ành kèm theo Quyết định số 1514/QĐ-BCT.
Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các đơn vị chỉ đạo công chức Hải quan, kiểm tra chặt chẽ chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất theo các bước kiểm tra,nhằm tránh gian lận thương mại trong mặt hàng đường cát.
Với hàng loạt biện pháp nhằm ngăn chặn quyết liệt mặt hàng đường cát nhập lậu, hy vọng số hàng đường cát đang còn tồn kho của cả ngành mía đường sẽ được tiêu thụ để các nhà máy có tiền thanh toán cho người nông dân trồng mía, và hy vọng ngành mía đường nội địa được khôi phục trở lại. 
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Quảng Bình: Xử phạt 01 đối tượng vẫn chuyển hàng hóa với nhiều hành vi vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 đối tượng thực hiện vận chuyển hàng hóa về 03 hành vi vi phạm, với tổng số tiền phạt 130 triệu đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 03 cơ sở kinh doanh livestream bán hàng giả mạo các nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia lai kiểm tra, xử phạt 03 cơ sở kinh doanh livestream bán hàng giả mạo các nhãn hiệu trên mạng xã hội, với tổng số tiền là 73.000.000 đồng.

Xem chi tiết
Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

(CHG) Ngày 13/5, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Xem chi tiết
2
2
2
3