Bài 1: Gian lận thương mại với mặt hàng đường cát


(CHG) Mặc dù đã triển khai Kế hoạch 92/KH-BCĐ389 ngày 13/9/2022 của Ban Chỉ đạo389 Quốc gia về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trong đó có chú trọng mặt hàng đường cát. Nhưng mới đây, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) đã ra văn bản cầu cứu khẩn cấp, gửi các cơ quan chức năng về vấn nạn đường nhập lậu đã khiến ngành mía đường nội địa đứng trước nguy cơ bị “xoá sổ”.

Sản phẩm của ngành Mía đường Việt Nam đang tồn kho rất lớn bởi đường nhập lậu. Ảnh minh hoạ.
Đường nhập lậu... xoá sổ đường nội
Thời gian qua, hoạt động ngăn chặn mặt hàng đường cát nhập lậu đã và đang là điểm nóng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Điển hình như tại Long An, lực lượng chức năng đã xử phạt 70 triệu đồng hàng vi vận chuyển đường cát nhập lậu sau khi phát hiện trên xe ô tô đang vận chuyển 100 bao đường cát nhãn hiệu WHITE SUGER loại 50kg/bao, xuất xứ Thái Lan.
Tại thời điểm kiểm tra, lái xe đã không xuất trình được bất cứ giấy tờ gì liên quan đến nguồn gốc hợp pháp của số hàng hóa trên và thừa nhận bản thân có biết 100 bao đường cát là hàng hóa nhập lậu, nhưng vẫn cố tình vận chuyển đi tiêu thụ.
Từ đầu tháng 10 đến nay, Cục Hải quan Đồng Tháp đã phát hiện, thu giữ gần 6 tấn đường nhập lậu. Vụ việc gần nhất xảy ra tại khu vực cầu Cội Tiểu và sông Sở Thượng thuộc ấp Bình Hòa Trung, xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự. Tại hiện trường, Đội nghiệp vụ Hải quan cửa khẩu Sở Thượng phối hợp Công an xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự trong lúc tuần tra đã phát hiện 16 bao tải, bên ngoài có dòng chữ PURE REFINED SUGER để rải rác trên bờ sông Sở Thượng. Trọng lượng số hàng hóa khoảng 800kg.
Thời điểm lực lượng chức năng phát hiện, có 2 người đàn ông đã điều khiển xuồng bỏ chạy. Lực lượng chức năng xác định, số đường này được 2 người đàn ông mua từ biên giới Campuchia vận chuyển về Việt Nam bằng xuồng máy. Khu vực cầu Cội Tiểu và sông Sở Thượng là địa điểm tập kết hàng lậu. Tổ công tác đã nhiều lần thông báo tìm chủ nhân của lô hàng đường cát này nhưng không ai đến nhận.
Trước đó vào đầu tháng 10/2022, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Tháp cũng đã phát hiện và thu giữ 2.550kg đường kết tinh nhập lậu trên xe ô tô BKS 67H.018.30 đang được vận chuyển về An Giang tiêu thụ.
Thông tin từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), trong năm 2021 có đến 500.000 - 600.000 tấn đường cát nhập khẩu, những tháng đầu năm 2022 cũng có khoảng 350.000 tấn đường nhập lậu. Trước đây, đường nhập lậu chủ yếu tập trung ở khu vực miền Tây. Nhưng giờ các địa phương phía Nam đều là điểm nóng để mặt hàng này nhập lậu vào nội địa.
Đường nhập lậu đã khiến cho đường sản xuất trong nước khó tiêu thụ, lượng tồn kho, chi phí tài chính tăng đến mức doanh nghiệp mía đường nội địa phải bán dưới giá thành. Cho đến nay, dù đã kết thúc mùa mía đường nhưng nhiều nhà máy lượng đường không tồn kho, thể bán được còn lớn và đang thiếu nợ tiền mía của nông dân. 
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, vụ sản xuất 2021- 2022, chỉ còn 25/41 nhà máy đường hoạt động, 16 nhà máy đã buôc phải đóng cửa. Trong 25 nhà máy còn hoạt động, 17 nhà máy bị thua lỗ (chiếm gần 70%) khiến cho khoảng 3.300 người lao động đã bị mất việc làm và khoảng 100.000 hộ nông dân trồng mía buộc phải chuyển sang trồng cây khác. 
Thực tế vụ mía đường vừa qua, các nhà máy sản xuất được 750.000 tấn đường nhưng chỉ tiêu thụ được gần 50%, số còn lại gần 400.000 tấn phải nằm trong kho. Giá thành sản xuất đường trong nước khoảng 18.000 đồng/kg, trong khi giá đường nhập lậu khoảng 16.000 - 16.500 đồng/kg, còn đường nhập chính ngạch khoảng 17.000 đồng/kg. 
Đại diện VSSA chia sẻ: Nhu cầu tiêu thụ đường trong nước khoảng 2,2 triệu tấn/năm, trong khi đó đường nhập chính ngạch và đường lậu chiếm khoảng 2 triệu tấn, giá lại thấp hơn thì đường sản xuất trong nước không thể cạnh tranh được.
Ông Nguyễn Đình Chiến, Trưởng phòng Nguyên liệu Công ty CP Mía đường Tuy Hòa cho rằng, đó là nỗi đau của các nhà máy đường trong nước khi bị đường Thái Lan bán phá giá. Hiện không chỉ Nhà máy Đường Tuy Hòa, tiêu thụ sản phẩm của các nhà máy đường trong nước đều khó, vì giá cao hơn đường ngoại. Bây giờ không làm mạnh tay ngăn chặn đường nhập lậu, thì ngành đường Việt Nam sẽ chết. 
Lực lượng chức năng đã kiểm tra, bắt giữ hàng nghìn tấn đường nhập lậu. 
Cần ngăn chặn nhập lậu tránh gian lận thương mại
Qua tìm hiểu thị trường, tại các khu vực bán đường cát sỉ ở chợ đầu mối Bình Tây (quận 6, TP. HCM) thì đường được giao dịch dưới dạng cây, đựng trong túi giấy, trọng lượng 12kg. Giá sỉ dao động từ 250.000 - 280.000 đồng/cây tùy theo từng loại. Còn tại các tiệm tạp hoá, đường bán lẻ có thương hiệu giá sẽ là 25.000 - 28.000 đồng/túi/kg, nếu mua loại đường không mác thì rẻ hơn từ 1.000 - 2.000 đồng/kg.
Tại Hội nghị sơ kết quý 3 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, các lực lượng chức năng đã đề xuất nhiều giải pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trong đó có mặt hàng đường.
Ông Vũ Như Hà, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03-Bộ Công an) dự báo: Khi kiểm soát chặt chẽ mặt hàng đường theo đường chính ngạch, mặt hàng này có nguy cơ thẩm lậu qua đường tiểu ngạch. Do vậy, các địa phương cần có biện pháp kiểm soát gắt gao đối với mặt hàng đường thẩm lậu vào Việt Nam, nhất là các tỉnh biên giới.
Theo ông Đỗ Ngọc Cảnh, Phó cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm: Những tháng cuối năm được xem là cao điểm đấu tranh chống buôn lậu qua biên giới, tiềm ẩn nguy cơ phức tạp tại tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia và trên biển. Trong đó, trên tuyến biên giới Tây Nam, bên cạnh sự quản lý của lực lượng chức năng, về lâu dài phải sử dụng các biện pháp kỹ thuật như xây dựng tường rào khu vực biên giới, đây là những giải pháp căn cơ.
“Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cần phối hợp hơn nữa với các bộ, ngành, lực lượng chức năng trong việc kiểm tra, đôn đốc quá trình triển khai, tạo động lực cho các lực lượng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu. Đồng thời, các ngành, địa phương cần tăng cường công tác phối hợp, tránh tình trạng bỏ sót tội phạm”, ông Đỗ Ngọc Cảnh nhấn mạnh thêm.
Theo phân tích  của các chuyên gia kinh tế, với việc nhập nhiều tấn đường ồ ạt vào Việt Nam, đây là hình thức gian lận thương mại nhằm phá giá bởi xuất khẩu, nhưng lại dưới giá hàng bán nội địa và dưới cả giá thành sản xuất. Họ trợ giá để xuất khẩu, nhằm phá giá mặt hàng đường Việt Nam. Nếu không kịp thời ngăn chặn, đường Thái Lan tiếp tục tràn vào và giết chết ngành mía đường của Việt Nam.
Bài 2 Cảnh báo: "Phù phép" đường nhập lậu thành đường sản xuất trong nước
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3