(CHG) Những sản phẩm da - giầy nhập lậu, kém chất lượng, theo các bác sỹ không chỉ gây nhiễm vi khuẩn nấm mốc, mà còn làm chân dễ bị ngứa, thối chân. Lâu ngày không để ý và điều trị kịp thời, chân có thể bị hoại tử do vết thương. Để tránh hiện tượng nêu trên, các chuyên gia khuyên người tiêu dùng cách phân biệt da - giầy thật giả và chỉ cần một chút tinh ý, bạn có thể nhanh chóng lựa chọn một đôi giầy da chất lượng tốt.
Bảo vệ thương hiệu da - giầy Việt Nam. Ảnh minh hoạ.
Sử dụng giầy da đúng cách, hợp vệ sinh
Các bác sỹ Bệnh viện Quân Y 105 cho biết, giầy là sản phẩm được sử dụng hàng ngày, tuy nhiên nhiều người bị ngứa chân, hôi chân do đi giầy kém chất lượng hoặc không được vệ sinh đúng cách. Nhiều người chủ quan, không chú ý đến việc vệ sinh khiến giầy bị hôi mốc, bụi bẩn, chứa nhiều vi khuẩn.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngứa chân, hôi chân khi đi giầy thường xuyên. Ngoại trừ lý do bệnh lý, việc sử dụng loại giầy kém chất lượng hoặc sử dụng không đúng cách cũng gây ra những loại bệnh lý ở bàn chân.
Giầy da là chất liệu không thoáng khí. Người sử dụng đi giầy lâu, mồ hôi chân lưu ở trong giầy, độ ẩm và nhiệt từ bàn chân sẽ là môi trường lý tưởng cho nấm mốc phát triển. Nếu giầy không được vệ sinh, chân người dùng sẽ nhiễm nấm và vi khuẩn gây hôi chân, ngứa chân.
Theo Hiệp hội Quốc tế các chuyên gia khảo sát và tư vấn nhà ở (InterNACHI), việc giữ đôi chân không bị bốc mùi, ngứa ngáy, không nhất thiết phải thay giầy bằng xăng đan mà quan trọng là cần chú ý đến khâu vệ sinh giầy thường xuyên. Việc vệ sinh giầy không chỉ giúp ngăn ngừa mồ hôi, ngứa, khó chịu cho đôi chân mà còn là cách bảo vệ giầy khỏi nấm mốc.
Theo đó, mỗi tuần nên vệ sinh giầy một lần. Đầu tiên hãy dùng bàn chải loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc phát triển trên bề mặt giầy. Nếu đôi giầy được làm bằng da lộn thì có thể yên tâm loại bỏ hầu hết nấm mốc chỉ bằng việc chải thật kỹ với bàn chải.
Đối với các loại giầy da khác, có thể pha hỗn hợp nước với cồn hoặc rượu trắng dùng để lau sạch bằng vải mềm. Nếu giầy có thể giặt được thì vẫn nên lau cồn để diệt các bào tử nấm trước khi đem giặt với nước và xà phòng, rồi phơi hoặc sấy khô.
Hãy nhớ rằng, nấm mốc sẽ ăn hỏng vật liệu mà nó bám vào và phát triển trên đó. Hơn nữa, nếu nấm mốc phát triển mà không được xử lý triệt để trong một thời gian dài thì có thể dẫn đến chất liệu da giầy bị mục nát, hư hỏng. Do đó, điều quan trọng là cần xử lý nấm mốc ngay khi phát hiện sự có mặt của chúng tên những đôi giầy hoặc trong các ngách ngách tủ giầy.
Muốn ngăn chặn sự xuất hiện và phát sinh nấm mốc trên giầy, bạn cần đảm bảo rằng đôi giầy phải được lau sạch sẽ và để khô triệt sau mỗi lần sử dụng trước khi đem cất vào tủ. Bạn cũng có thể xem xét mua gói hút ẩm hoặc dùng túi vôi bột, cà phê bột để đặt trong giầy khi không sử dụng.
Ngoài ra, trước khi xỏ chân vào giầy có thể đặt miếng giấy lót chuyên dành để hút ẩm và khử mùi cho giầy. Miếng giấy mỏng và nhẹ nên rất thoải mái cho đôi chân và có thể thay giấy hàng ngày khiến đôi giầy luôn sạch sẽ.
Bạn cũng cần thường xuyên vệ sinh tủ giầy, lau chùi sạch sẽ và thỉnh htoangr nên mở cánh tủ cho thông thoáng. Bạn cũng có thể đặt những gói hút ẩm lớn trong tủ giầy hoặc dùng vôi bột bọc trong túi vải để ở trong tủ.
Cách phân biệt giầy da thật và da giả qua chất liệu
Chất liệu đôi giầy cũng giúp người sử dụng thoải mái và an toàn trong suốt quá trình di chuyển. Chỉ cần tinh ý, bạn sẽ lựa chọn được đôi giầy có chất lượng tốt và đẹp về kiểu dáng.
Phân biệt giầy da thật và da giả qua ngửi mùi: Giầy da thật thường có mùi gây như mỡ động vật, khác hẳn với giầy da giả được làm bằng chất liệu tổng hợp. Trên giầy da thật còn có cả những vết lồi lõm nhỏ, lỗ li ti tự nhiên dù được da công kỹ.
Phân biệt bằng cách ấn lên da giầy: Đối với chất liệu da thật, khi vừa mới ấn xong da sẽ đàn hồi nhanh chóng trở về vị trí cũ. Nếu là chất liệu da giả, sẽ có vết gãy tại nơi tác động.
Dùng nước và lửa để phân biệt: Nhỏ một giọt nước lên da thật, vệt nước sẽ nhanh chóng lan rộng và thẩm thấu qua những lỗ nhỏ li ti của giầy. Ngược lại, nếu là da giả, giọt nước sẽ trượt xuống phía dưới. Nếu hơ đốt sản phẩm da thật sẽ có mùi như tóc cháy khét, da giả sẽ có mùi ni lon, nhựa cháy có mùi hắc khó chịu.
Mức độ êm ái cho đôi chân: giầy da thật mới đầu đi sẽ hơi khó chịu vì có độ cứng, nhưng càng đi nhiều, giầy sẽ càng mềm và dễ chịu. Giầy da giả, ban đầu sẽ tạo cảm giác êm mềm nhưng càng đi nhiều da sẽ càng cứng và thô lại.
Nếu quan sát tỉ mỉ đường nét thiết kế, sẽ thấy có sự khác biệt khá lớn giữa giầy da thật và giầy da giả như sau:
Đường chỉ khâu trên giầy: Giầy da thật được khâu chắc chắn, tỉ mỉ. Giầy da giả thường khó khâu, sử dụng bằng keo nhiều và lộ những vết thô kệch.
Đế giầy: Đế của giầy da thật được làm bằng cao su dẻo có khả năng chịu nước tốt, không bị mòn hay trơn trượt. Khi di chuyển, đế giầy da thật có cảm giác êm chân và không tạo tiếng động. Đối với giầy da giả, sau một thời gian sử dụng sẽ nhanh chóng bong trốc, đặc biệt là khi ngấm nước. Khi di chuyển, phần đế của giầy da giả sẽ gây tiếng động khá to, ồn ào.
Mũi giầy: Những chiếc giầy da thật có phần mũi lượn khéo léo, có thể là mũi vuông hoặc nhọn. Bên cạnh đó, kỹ thuật cắt ghép và tạo khối đều đem đến đẳng cấp và ấn tượng. Còn những chiếc giày da giả, mũi giầy thường thô hơn.
Với những mẹo đơn giản như trên, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn đôi giầy thật ưng ý, chất lượng cao, thoải mái trong suốt quá trình di chuyển.
Cần biết thêm về các quy định xử phạt đối với hành vi buôn bán, vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc. Tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng gỉ, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì “hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” được xác định là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ hàng hóa.
Mức xử phạt đối với hàng hóa không nhãn mác được quy định tại khoản 4 điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP. Cụ thể, phạt tiền đối với hành vi kinh doanh hàng hóa theo quy định phải có nhãn mác mà không có nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng bị thay đổi được quy định như sau:
Phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5 triệu đồng.
Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 6 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa có giá trị trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa có giá trị trên 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa có giá trị trên 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa có giá trị trên 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Phạt tiền từ 25 triệu đồng đến 35 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa có giá trị trên 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng.
Phạt tiền từ 35 triệu đồng đến 50 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa có giá trị trên 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 60 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa có giá trị trên 100 triệu đồng.
Như vậy, cá nhân thực hiện hành vi kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 50 triệu đồng tùy thuộc vào giá trị của hàng hóa vi phạm. |
0
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas
(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết