Bài 3: Yêu cầu giám sát chất lượng mũ bảo hiểm


(CHG) Theo báo cáo của Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia, 9 tháng đầu năm 2022 số vụ tai nạn giao thông trên toàn quốc xảy ra tại đường bộ lên tới 8206 vụ, làm chết 4606 người, bị thương 5524 người. Nạn nhân gây tai nạn giao thông bằng xe máy chiếm 85% (có khoảng 3000 người đi xe máy bị tử vong vì không đội hoặc đội mũ bảo hiểm kém chất lượng). Vì vậy, vấn đề chất lượng mũ bảo hiểm cần phải được xem xét và xiết chặt hơn nữa đang là đòi hỏi bức thiết của xã hội.
 
Ảnh minh hoạ.
Quy định chất lượng đối với mũ bảo hiểm
Theo Thông tư liên tịch 06/2013 do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải ban hành, mũ bảo hiểm cho người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe máy (kể cả xe máy điện), xe đạp điện sử dụng khi tham gia giao thông phải là mũ có đủ các tính năng sau: Có cấu tạo đủ ba bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo; có kiểu dáng đáp ứng yêu cầu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN; đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốcgia QCVN 2:2008/BKHCN và được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Theo nghị định 98/2029/NĐ-CP tại Điều 13 quy định xử phạt hành vi buôn bán giả mạo hàng hóa, bao bì hàng hóa như sau: Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 50 triệu đồng, tùy thuộc vào số lượng hàng giả và giá trị của số hàng, thu lợi ích bất hợp pháp; Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả, hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
Bên cạnh đó, hình thức phạt bổ sung như tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản điều này; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

 

 
Nên lựa chọn mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ. Ảnh minh hoạ.
Cơ sở pháp lý của việc quản lý chất lượng mũ bảo hiểm
Kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 32/NQ-CP và với sự vào cuộc tích cực của các Bộ, ngành, cơ quan quản lý có liên quan, các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối và chất lượng mũ bảo hiểm đã được ban hành đầy đủ, với hàng chục văn bản ở các cấp khác nhau. Tiêu biểu là QCVN 02:2008/QĐ-BKHCN; QĐ số 1024/QĐ-TĐC năm 2008; TTLT số 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT; TT số 28/2012/TT-BKHCN; NĐ số 80/2013/NĐ-CP.
Về cơ bản, các văn bản quản lý trên đã phát huy tác dụng tích cực trong những năm qua đối với việc quản lý chất lượng mũ bảo hiểm, góp phần giảm thiểu hậu quả của tai nạn giao thông. Tuy nhiên, kết quả khảo sát và thanh tra, kiểm tra trên thị trường của một số cơ quan chức năng, tổ chức xã hội như Vinastas, WHO Việt Nam cho thấy, chất lượng mũ bảo hiểm được sản xuất, lưu thông trên thị trường vẫn còn nhiều vấn đề cần phải xem xét. Ý thức thực thi pháp luật của một số doanh nghiệp, cơ quan quản lý còn chưa đáp ứng yêu cầu. Ý thức của người tiêu dùng còn chưa nghiêm túc trong việc mua, sử dụng mũ bảo hiểu hợp quy để đảm bảo an toàn tính mạng cho bản thân.
Nhằm đảm bảo việc cung ứng mũ bảo hiểm được sản xuất, nhập khẩu ra thị trường đạt chất lượng, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, và làm cơ sở cho việc giám sát các hoạt động trên có hiệu quả, sản phẩm mũ bảo hiểm đã được đưa vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện (thứ tự 217, phụ lục 4, Luật đầu tư năm 2014).
Mặc dù Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT ban hành ngày 28/2/2013 đã đề cập cụ thể đến các quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy có thể một phần nào được coi như các “điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm”. Tuy nhiên, các yêu cầu của văn bản này chưa đủ cụ thể, đủ mạnh để quản lý có hiệu quả chất lượng mũ bảo hiểm sản xuất, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường. 
Ngày 1/7/2016, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 87/2016/N-CP: Quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy. Nghị định này đã đáp ứng được yêu cầu về quản lý nhà nước đối với an toàn giao thông đường bộ, có tác động không nhỏ tới việc kiểm soát chất lượng mũ bảo hiểm trên thị trường, góp phần giảm thiểu tỷ lệ chấn thương và tử vong cho người đi mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông.
Bài 4: Cách phân biệt mũ bảo hiểm thật – giả
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3