Bài 4: Cách phân biệt mũ bảo hiểm thật – giả


(CHG) Mũ bảo hiểm thời trang là loại mũ lưỡi trai nhựa, có phải là mũ bảo hiểm hay không? Chưa có công bố chính thức về chất lượng của loại mũ này, nhưng thực tế là người dân có thể dễ dàng mua được ở khắp các cửa hàng trên toàn quốc, ở vỉa hè tại các thành phố. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nhận định được mũ bảo hiểm thật – giả?

Mũ bảo hiểm thời trang được bán tràn lan trên các đường phố.
Mũ bảo hiểm thời trang là một sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dân về một loại mũ nhỏ, gọn, hợp quy cách, bảo đảm cho người sử dụng… không bị phạt. Nhưng nó không chịu được tác động mạnh từ bên ngoài, dễ vỡ, mảnh vỡ cũng có thể gây tổn thương tới người sử dụng.
Thực tế là mũ bảo hiểm kém chất lượng không chỉ xuất hiện ở các cửa hàng chuyên bán mũ bảo hiểm, mà còn xuất hiện trên các cửa hàng tạp hoá, thậm chí xuất hiện cả trên các quán bán hàng nước, vỉa hè dọc đường. Trên các con đường tại Hà Nội rất nhiều loại mũ thời trang được bày bán la liệt với giá chỉ vài chục nghìn đồng. Hầu hết những loại mũ giá rẻ này đều có đặc điểm là màu sắc rực rỡ, bắt mắt, song chỉ có phần nhựa và phần mút bảo vệ rất mỏng nên khó có thể bảo vệ được phần đầu của người tham gia giao thông một khi tai nạn xảy ra. Các loại mũ này đều được in logo của các hãng thời trang nổi tiếng như Adias, Nike, Puma…không có tem kiểm định chất lượng 3D theo quy định.
Bà Nguyễn Thị N, chủ một cửa hàng bán mũ bảo hiểm khu vực đường Láng cho biết, các loại mũ bảo hiểm này được người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ ưa chuộng vì màu sắc trẻ trung, rất nhẹ, giá rẻ và hợp thời trang. Mỗi ngày cửa hàng bán được mấy chục, nhiều người mua vài chiếc về để sử dụng thay đổi hàng ngày. Tuy nhiên, khi hỏi về độ an toàn của các loại mũ này, bà N cho biết: “Phần lớn khách hàng mua, đặc biệt là các bạn trẻ vào cửa hàng chỉ hỏi về giá bán là bao nhiêu, họ không quan tâm đến chất lượng của mũ như thế nào, có đảm bảo an toàn cho người sử dụng hay không. Do nhu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng này rất cao,  nên nhập vẫn bán và hàng được ngườisản xuất đưa đến tận nơi, nên không biết nguồn gốc xuất xứ".
Từ năm 2007, Nghị quyết số 32/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quy định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm đối với người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện và được áp dụng trên toàn quốc. Các lực lượng chức năng tích cực xử phạt vi phạm quy định về việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Điều này thay đổi thói quen của người tham gia giao thông nói riêng và xã hội nói chung về việc đội mũ bảo hiểm. Tuy nhiên, dù là đội mũ để bảo vệ bản thân hay đội mũ để đối phó với các lực lượng chức năng, tỷ lệ để “đầu trần” của người dân khi tham gia giao thông cũng giảm đáng kể.
Do đó, vấn đề còn lại là chất lượng của mũ bảo hiểm tới đâu, chế tài xử phạt có đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm đối với việc sử dụng mũ bảo hiểm đúng quy định về chất lượng để đảm bảo an toàn của người dân, phương án lâu dài của các cấp chính quyền nhằm duy trì thực hiện nghiêm túc Nghị định 32 đang là vấn đề cần phải được xem xét.
Hiện nay, người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm kém chất lượng không bị cảnh sát giao thông xử phạt. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng cần chọn mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, ưu tiên mua những mặt hàng đã có thương hiệu trên thị trường. Bản thân người tiêu dùng cũng cần trang bị kiến thức để phân biệt mũ bảo hiểm thật, giả để chủ động nhận diện và lựa chọn sử dụng.

Theo các chuyên gia, kinh nghiệm kiểm tra mũ bảo hiểm thật, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng thông qua quan sát mắt thường như sau:
Mũ bảo hiểm chất lượng phải có tem hợp quy CR được in rõ ràng, sắc nét của Bộ Khoa học và công nghệ, đáp ứng được các quy chuẩn an toàn về cấu tạo, về kỹ thuật, về khả năng chịu được va đập,… và được phép lưu hành trên thị trường. Mũ bảo hiểm chất lượng sẽ không có, hoặc nếu có thì là tem giả với cấu trúc tem sơ sài, mờ và dễ bong tróc.
Mũ phải có đầy đủ các bộ phận: vỏ mũ, mút xốp giảm chấn, lớp lót, dây mũ và khóa an toàn. Tất cả các chi tiết nhỏ như nút mũ, khóa an toàn, lớp lót,… đều sẽ được khắc, in hay thêu logo hoặc tên thương hiệu vô cùng sắc nét.
Mũ phải có tem của nhà sản xuất ghi rõ các thông tin của mũ như trọng lượng, kích cỡ, nhà sản xuất,..
Về cảm giác, kinh nghiệm nhận diện mũ như sau: Mũ đạt chuẩn khi đội vào đầu sẽ cảm thấy rất chắc chắn, êm và thoải mái nhờ trọng lượng được tính toán thiết kế để phân chia đều lên toàn mũ, tránh nặng đầu, đau đầu trong quá trình sử dụng. Khi sờ vào phần vỏ mũ sẽ thấy khá dày, trơn nhẵn, không gồ ghế, không có vết nứt, cứng cáp và khó vỡ khi va đạp. Mũ kém chất lượng thì có lớp vỏ ngoài sơn sần, dễ bong tróc.
Khi mua mũ, người sử dụng có thể dùng tay ấn mạnh vào để kiểm tra lớp mút xốp giảm chấn có đạt chất lượng hay không, nếu lớp mút xốp của mũ bị lún xuống hoặc mũ không có mút xốp thì chiếc mũ đang cầm trên tay là mũ bảo hiểm chất lượng thấp. 
Ở các mũ bảo hiểm đạt chuẩn, phần khóa cũng sẽ rất nhạy khi mở, đóng và có độ giữ rất chắc chắn khi đóng khóa, giúp mũ không bị bung ra khi có sự cố ngoài ý muốn. Về trọng lượng tiêu chuẩn: mũ bảo hiểm đạt chuẩn có trọng lượng dao động từ khoảng 0,5 -0,7kg. Về giá thành thường từ 200.000 VNĐ trở lên. Nếu mũ có giá thấp hơn thì cần xem lại chất lượng của mũ. 
Để kiểm soát thị trường mũ bảo hiểm, các cơ quan chức năng cần đưa ra các giải pháp để chấn chỉnh việc sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm, siết chặt quản lý bằng chế tài, từ đó hạn chế và từng bước loại bỏ việc đưa mũ bảo hiểm kém chất lượng ra khỏi thị trường. 
Bên cạnh đó, cần tăng cường tuyên truyền để người tham gia giao thông hiểu, biết  về mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng. Ccác cơ quan quản lý chức năng cần tăng cường cho người sản xuất và kinh doanh mũ bảo hiểm nhận thức về pháp luật, kiên quyết xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm kém chất lượng hiện đang tồn tại trên khắp cả nước. Đồng thời, gắn trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương và các ngành quản lý như Công an, Quản lý thị trường, Ban chỉ đạo 389 tại các địa phương để chung tay đẩy lùi vấn nạn mũ bảo hiểm giả, nhằm bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông.
 
Bảng so sánh mũ bảo hiểm kém chất lượng và mũ bảo hiểm đạt chuẩn 
Mũ bảo hiểm thật/đạt chất lượng: 
Có dán tem hợp quy CR, đầy đủ thông tin về nhà sản xuất, logo được dập ở hầu hết các chi tiết của mũ như vỏ, lớp xốp, quai mũ.
Vỏ mũ làm bằng nhựa ABS dày, cứng, nhựa PVC, bề mặt nhẵn mịn, khó vỡ ngay cả khi va đập, thường theiets kế theo những kiểu truyền thống.
Lõi xốp dày dặn và chắc chắn, không bị lún khi ấn ngón tay vào, thường được dán chắc chắn với vỏ mũ.
Dây quai có nhiều lớp, chắc chắn, chịu lực kéo tốt.
Khóa mũ và các đai nhựa giữ dây mũ được sản xuất từ nhựa tốt, khi cài và điều chỉnh thì mũ ôm chặt vào đầu.
Kính chắn gió của mũ trong, dẻo, có thể chịu uốn cong hoặc thậm chí là chịu được lực dẫm đạp. Khớp nối mũ chắc chắn, gió mạnh cũng khó làm bật kính.
Giá bán thường cao hơn 200.000 VNĐ. Có loại mũ chất lượng cao có giá lên đến cả triệu đồng.
Mũ bảo hiểm giả/kém chất lượng
Không có tem chuẩn CR, nhãn hàng hóa hoặc có thì không sắc nét, in bị nhòe, bề mặt ngoài của mũ không thực sự trơn tru, dễ trầy xước, lớp sơn dễ bong tróc.
Vỏ mũ làm bằng nhựa mỏng, giòn, dễ vỡ khi va chạm mạnh, những mũ giả thường được thiết kế theo kiểu thời trang (mũ lưỡi trai, mũ rộng vành, mũ phớt,..)
Lõi xốp phía trong mũ mỏng và mềm, ấn tay vào bị lún, dễ dàng tháo rời khỏi mũ. Một số loại không có lõi xốp mà chỉ có lớp vải mỏng bên trong.
Dây quai mũ mỏng, dễ bị dãn khi kéo căng và dễ đứt.
Khóa mũ làm bằng nhựa kém chất lượng nên dễ gãy sau vài lần sử dụng, khi kéo căng quai có thể bị bung ra khỏi mũ.
Kính chắn gió của mũ thường mờ, chất liệu làm kính khá giòn và dễ gãy. Khớp nối kính với mũ không chắc chắn. 
Giá bán thường rất rẻ, từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn.
 
 
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3