Bất cập quản lý, kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu vi phạm nguồn gốc, xuất xứ


(CHG) Trên địa bàn TP. Hà Nội có hàng nghìn vụ việc sai phạm liên quan đến hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã bị các lực lượng chức năng phát hiện, xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Trong đó, xuất hiện dấu hiệu bảo kê, “tạo điều kiện” cho người kinh doanh hàng hóa không đủ điều kiện cho phép.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng ban Chỉ đạo 389 Quốc gia phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị giao ban công tác quý I năm 2023; tổng kết Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia.
Trong Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng ban Chỉ đạo 389 Quốc gia nêu rõ: Những tháng cuối năm 2022 và quý I năm 2023, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, sự vào cuộc tích cực của các bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng… công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã có chuyển biến tích cực, góp phần tăng thu ngân sách, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội. Hàng chục nghìn vụ việc sai phạm liên quan đến hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã bị các lực lượng chức năng phát hiện và xử lý nghiêm minh trước pháp luật.
Tuy nhiên, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn còn một số tồn tại, hạn chế gồm: Người đứng đầu một số đơn vị, địa phương chưa quan tâm, chỉ đạo quyết liệt; một bộ phận cán bộ, công chức, sĩ quan thiếu tinh thần trách nhiệm, cá biệt có trường hợp “bảo kê” cho các hành vi vi phạm pháp luật; cơ chế, chính sách còn bất cập, sơ hở, bị các đối tượng lợi dụng; việc trao đổi thông tin giữa các ngành, lực lượng, đơn vị về công tác buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn hình thức, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp.
Hà Nội là địa bàn không có cửa khẩu, nhưng lượng hàng hóa được vận chuyển và tiêu thụ về đây khá lớn. Nhiều xe chở hàng từ các cửa khẩu như Móng Cái, Hữu Nghị, Cầu Treo, Trà Lĩnh, Bắc Phong Sinh được các xe container đưa thẳng về các cảng, kho bãi rồi vận chuyển nhỏ lẻ đi các nơi tiêu thụ.
Với lượng hàng hóa nhiều, đủ chủng loại từ nông sản, đồ điện tử, quần áo, giầy – dép, đồ chơi. Chính vì vậy, công tác kiểm tra, giám sát các loại hàng hóa này cần phải công tâm và quyết liệt, tránh để tình trạng hàng hóa vi phạm, hàng hóa không đạt chất lượng lưu thông ra ngoài thị trường. Đặc biệt là các loại hàng thực phẩm đông lạnh, thực phẩm chức năng cần được kiểm soát chặt chẽ vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người tiêu dùng, nhất là trẻ em.
Đã có rất nhiều vụ việc liên quan đến ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử phạt, nhưng tình trạng này vẫn còn tồn tại. Sự việc gần nhất là 2 ngày 9 và 10/5, Hà Nội liên tiếp phát hiện, thu giữ và xử lý hơn 1 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trước đó, ngày 25/4/2023, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 7 kết hợp với Công an huyện Thanh Trì tiến hành kiểm tra, phát hiện và tạm giữ gần 9.400 hộp kem sữa đặc do nước ngoài sản xuất quá hạn sử dụng (tương đương gần 10 tấn) cùng 30.000 que kem thành phẩm.
Việc kinh doanh hàng hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội còn phức tạp, để hàng hóa vi phạm tồn tại, còn lưu thông ra thị trường có rất nhiều yếu tố, cả chủ quan và khách quan. Điều đặc biệt nghiêm trọng là có dấu hiệu buông lỏng quản lý, bảo kê, bao luật, không xử phạt hoặc xử phạt cho tồn tại đã và đang diễn ra. Vấn đề hậu kiểm tra, xử lý những điểm nóng về hàng hóa vi phạm chưa được thường xuyên.
Với những bất cập liên quan đến hàng giả, hàng lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, Quỹ Chống hàng giả cùng Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã nhận được nhiều thông tin phản ánh của người dân liên quan đến vấn đề này. Phóng viên Tạp chí CHG đã khảo sát thực tế tại một số kho hàng, bãi xe trên địa bàn TP. Hà Nội để tìm hiểu thông tin liên quan đến công tác quản lý và kinh doanh hàng hóa.
Với những phản ánh và thông tin cung cấp từ độc giả cùng dữ liệu mà phóng viên Tạp chí CHG khảo sát được, thì tình trạng hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả thường được tập kết ở các bãi xe trái phép, các kho hàng ở các chợ truyền thống, các nhà kho khu vực ven sông. Qua tìm hiểu, hàng hóa được tập kết ở các kho hàng, không bị kiểm tra, vận chuyển đi lại dễ dàng ra thị trường trong và ngoài Hà Nội thì cần phải có “quan hệ” với các lực lượng chức năng.
Một người quản lý kho hàng ở Hà Nội chia sẻ, anh phải chi cho một là QLTT, hai là Phòng cháy chữa cháy (PCCC). PCCC khi nào kiểm tra sẽ được báo trước. "Một năm nặng đô nhất là QLTT bởi liên quan đến hàng thực phẩm, trước khi làm (buôn bán - PV) là phải có quan hệ rồi, để sờ vào thì căng lắm", người quản lý kho cho biết.
Clip hàng hoá có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ ở các kho hàng và lời chia sẻ của quản lý kho hàng hướng dẫn “làm luật” với Tổ QLTT.
Lực lượng chức năng cũng gặp nhiều khó khăn trong vấn đề kiểm tra các tụ điểm nóng kinh doanh hàng vi phạm: Khi biết các đoàn đi kiểm tra, các tiểu thương sẽ đóng cửa hàng và cất hàng hóa vi phạm để qua mặt các lực lượng chức năng mà trực tiếp là các Đội QLTT. Ngoài ra, còn xuất hiện dấu hiệu bảo kê, bao luật để hàng hoá được tồn tại mà không bị kiểm tra, tình trạng xử lý cũng còn một số bất cập.
Khi đến các chợ chuyên kinh doanh đồ chơi trẻ em, bánh kẹo, đồ gia dụng, phóng viên được tiểu thương chia sẻ khi hỏi về việc kiểm tra xử phạt của lực lượng QLTT: “QLTT mỗi năm vào một lần, hỏi giấy tờ mình không có thì bị phạt tiền. Hiếm khi thu hàng, lâu lâu bị thu thì chỉ thu 1, 2 thùng".
Clip tràn ngập đồ chơi trẻ em, bánh kẹo không không rõ nguồn gốc, xuất xứ ở các kho hàng và lời chia sẻ của chủ cửa hàng về việc kiểm tra, xử phạt của QLTT.
Đây chỉ là một phần nhỏ trong quá trình phóng viên Tạp chí CHG khảo sát và tìm hiểu về một số bất cập trong quá trình quản lý và buôn bán hàng hóa trên địa bàn TP. Hà Nội. Nếu như chia sẻ của những người quản lý kho hàng và chia sẻ của các tiểu thương là sự thật thì đây là câu chuyện đáng buồn. Do đó, cần có sự vào cuộc quyết liệt của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, UBND TP. Hà Nội để kiểm tra, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm, có dấu hiệu bảo kê, “tạo điều kiện” cho hàng hóa vi phạm tồn tại. Đồng thời, tránh sự việc đáng tiếc xảy ra làm ảnh hưởng đến hình ảnh đẹp của lực lượng QLTT TP. Hà Nội nói riêng và lực lượng QLTT cả nước nói chung.../.
Liên quan đến thông tin về việc hàng hóa có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ ở các kho chứa hàng trên địa bàn TP. Hà Nội, phóng viên CHG đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Quang Thái, Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả, nguyên Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia. Ông Thái cho biết: “Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các loại hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam phải đảm bảo đúng quy định về nhãn hàng hóa, đặc biệt là đối với hàng hóa nhập khẩu bắt buộc phải có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Những thông tin liên quan đến việc có dấu hiệu bảo kê, bao luật để không bị xử phạt, Quỹ Chống hàng giả sẽ tổng hợp thông tin tiếp nhận từ người tiêu dùng và phóng viên Tạp chí CHG cung cấp. Chúng tôi sẽ gửi thông tin về Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, đề nghị Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia tham mưu chỉ đạo thanh tra kiểm tra, xử lý các vấn đề tiêu cực”.
Được biết, sau khi Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia ban hành Kế hoạch số 92/KH- BCĐ 389, Quỹ Chống hàng giả tiếp tục tăng cường phối hợp với Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ thông tin công dân, Tổng Công ty Công nghệ - Viễn thông toàn cầu trực thuộc A05/Bộ Công an chỉ đạo các nhân viên trực Tổng đài duy trì tốt các ca, kíp trực để tiếp nhận đầy đủ mọi thông tin về sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái... và hành vi gian lận thương mại do các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và người tiêu dùng gửi đến Tổng đài (tính từ khi ra mắt tổng đài đến nay đã tiếp nhận được gần 500 tin báo có dấu hiệu liên quan đến sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại, điển hình: Vụ việc 46 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thái Bình chưa đủ điều kiện cấp phép hoạt động, vụ việc nhiều loại hàng hóa mang nhãn hiệu chữ nước ngoài không rõ đơn vị nhập khẩu, đơn vị phân phối, không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt… bày bán tại siêu thị, nhiều cửa hàng trên các tuyến phố, chợ truyền thống trên địa bàn cả nước, điển hình tại siêu thị thuộc địa bàn quận Hoàng Mai và Chợ Ninh Hiệp của huyện Gia lâm, Hà Nội).
Còn lại: 1000 ký tự
Thanh Hóa: Triệt phá dây sản xuất, buôn bán hàng chục nghìn sản phẩm chống đột quỵ giả

(CHG) Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an TP Thanh Hóa vừa triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả qui mô lớn. Đã cung ứng ra thị trường hơn 20.000 hộp viên, với giá trị tương đương khoảng 50 tỉ đồng.

Xem chi tiết
Quảng Nam: Tịch thu số lượng lớn hàng hóa nhập lậu đang trên đường đi tiêu thụ

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam kiểm tra phương tiện xe ô tô tải, phát hiện số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, với tổng trị hàng hóa vi phạm là 43.940.000 đồng.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt một doanh nghiệp vi phạm kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra, phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh có hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, với số tiền xử phạt 30.000.000 đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Kinh doanh online hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, bị xử phạt trên 100 triệu đồng

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định xử phạt hành chính đối với hộ kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, với số tiền 102,5 triệu đồng.

Xem chi tiết
Cà Mau: Kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh vàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Thực hiện Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 20/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý vàng. Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau thực hiện kiểm tra phát hiện doanh nghiệp kinh doanh có dấu hiệu vi phạm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu của CHANEL được bảo hộ.

Xem chi tiết
2
2
2
3