(CHG) Công an thành phố Thuận An đã phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương tiến hành kiểm tra hành chính cơ sở lắp ráp xe điện do bà Nguyễn Nữ Diệu Hằng (42 tuổi) làm chủ. Lực lượng chức năng phát hiện cơ sở đang lắp ráp hoàn chỉnh gần 100 xe đạp điện dán nhãn giả mạo thương hiệu Honda và Asama.
Cơ sở lắp ráp xe đạp điện do bà Diệu Hằng làm chủ, nằm trên địa bàn phường Lái Thiêu, TP. Thuận An. Thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 6 nhân công đang lắp ráp hoàn chỉnh gần 100 xe đạp điện dán nhãn giả mạo thương hiệu Honda và Asama chuẩn bị đem đi tiêu thụ. Ngoài ra, lực lượng chức năng còn phát hiện hàng ngàn phụ tùng, linh kiện dùng để sản xuất xe đạp điện giả nhãn hiệu Honda và Asama.
Làm việc với cơ quan chức năng, bà Hằng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm xe đạp điện. Bà Hằng khai nhận đã thuê nhà kho từ tháng 9/2021 để lắp ráp xe đạp điện giả nhãn hiệu Honda và hãng Asama.
Cơ sở lắp ráp xe điện giả nhãn hiệu Honda và Asama quy mô lớn của bà Hằng |
Cơ quan chức năng đã niêm phong số hàng trên và hoàn tất hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Với tính năng sử dụng đơn giản, gọn nhẹ, giá cả cũng phải chăng nên mấy năm gần đây xe điện, xe đạp điện rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhu cầu tăng dẫn đến hàng giả, hàng nhái kém chất lượng cũng xuất hiện. Điều này gây mất an toàn cho người sử dụng nếu không may mua phải hàng giả, hàng nhái. Bởi các dòng xe đạp điện, xe điện chính hãng thường trang bị phanh dùng cho xe máy giúp người sử dụng an toàn hơn khi xe đi với tốc độ cao. Trong khi đó hàng nhái, hàng giả phanh làm sơ sài, thậm chí chỉ được lắp phanh cơ thông thường dành cho xe đạp. Do đó, để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển, người tiêu dùng nên chọn mua tại các điểm bán hàng uy tín.
(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…
Xem chi tiết(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.
Xem chi tiết(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết