(CHG) Tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng đã ảnh hưởng rất lớn đến người nông dân trong thời gian qua. Mặc dù các cơ quan chức năng đã đấu tranh quyết liệt, tổ chức các đợt kiểm tra, phát hiện và xử lý nhiều vụ việc liên quan đến vấn nạn này, nhưng nạn sản xuất, kinh doanh phân bón giả vẫn hoành hành.
Phân bón giả vẫn đang thách thức
Hiện tượng sản xuất, kinh doanh phân bón giả tràn lan gây thiệt hại cho người nông dân là điều dư luận đã bức xúc từ lâu. Lực lượng quản lý thị trường cũng đã tăng cường kiểm soát, xử phạt hàng loạt vụ phân bón giả trong thời gian qua.
Phân bón giả bị tiêu hủy
Tại tỉnh Đắk Nông, địa phương đã ra quyết định xử phạt Công ty TNHH sản xuất thương mại phân bón Lực Thiên (trụ sở tại xã Phú Quới, huyện Long Hồ, Vĩnh Long) tổng số tiền 240 triệu đồng vì buôn bán phân bón giả với tổng khối lượng hàng hoá vi phạm là 7,5 tấn.
Còn tại Kiên Giang, ngày 13/6, Đội Quản lý thị trường số 3 Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang đã kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh phân bón B.P tại xã Vĩnh Điều, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, do ông Đ.H.P làm chủ. Đội Quản lý thị trường số 3 đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh của ông Đ.H.P về hành vi: “Buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng”. Trị giá hàng hóa vi phạm tại thời điểm kiểm tra tương đương với hàng thật là 80 triệu đồng, theo giá niêm yết tại cơ sở.
Tiếp đến ngày 15/7, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc Công ty TNHH MTV C.H.G (xã Bình Giang, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) buôn bán hàng giả sang Công an huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang để truy trách nhiệm cứu hình sự.
Gần đây, lực lượng chức năng Kiên Giang đã giám sát tiêu hủy là 120 bao phân bón NPK 20-20-15+TE (6.000kg) của Công ty TNHH Thương mại HNMV. Tổng trị giá lô hàng hóa buộc tiêu hủy gần 56 triệu đồng.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang khuyến cáo đến các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh cần nắm rõ quy định của pháp luật khi tham gia kinh doanh, không tiếp tay cho các đối tượng mua bán hàng giả, hàng cấm, hàng nhập lậu… góp phần tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh chân chính.
Tại các tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang thời gian gần đây, chính quyền cũng đã xử phạt nhiều hộ kinh doanh phân bón từ vài chục triệu đến vài trăm triệu vì hành vi buôn bán phân bón giả.
Tại địa bàn tỉnh Tây Ninh, theo ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở NN- PTNN tỉnh Tây Ninh cho biết, qua đợt kiểm tra vừa qua, có khoảng 30% phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ đang lưu hành tràn lan tại địa phương… Tuy nhiên, nạn kinh doanh, sản xuất phân bón giả lừa dối người nông dân vẫn không hề bị đẩy lùi.
Lực lượng chức năng Tiền Giang kiểm tra một cơ sở kinh doanh phân bón giả
Cần nhiều biện pháp triệt phá nạn phân bón giả
Theo các nhà khoa học, phân bón giả, kém chất lượng không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng dẫn đến năng suất sản xuất nông nghiệp kém, ảnh hưởng đến nền kinh tế nước nhà. Điều nghiêm trọng là đã và đang có hàng triệu người nông dân đầu tư khoản tiền lớn để mua phân bón, nhưng lại không thể xác định đâu là hàng thật - hàng giả.
Thủ đoạn làm phân bón giả của một số đối tượng đã được các nhà khoa học phân tích và chỉ rõ: Chất sản xuất phân bón tăng dinh dưỡng cho cây là bột Dolomite, nhưng thực chất chỉ là bột đá được trộn với cao lanh (đất sét) với giá trị chỉ khoảng 400.000 đến 500.000 đồng/tấn.
Sau khi đóng loại sản phẩm này vào bao bì mang nhãn mác phân bón, các đối tượng bán ra với giá tới 17.500 - 18.000đ/kg. Chính vì lợi nhuận mang lại rất lớn nên ngày càng nhiều các đối tượng tìm mọi cách để sản xuất, kinh doanh mặt hàng này.
Bên cạnh đó, với việc áp dụng công nghệ làm bao bì giống với vỏ bao bì thật của các doanh nghiệp phân bón có thương hiệu đăng ký sở hữu nhãn mác rất đơn giản nên việc sản xuất phân bón giả trở nên quá dễ dàng. Thậm chí, nhiều trường hợp tại thời điểm cơ quan chức năng lấy mẫu đi kiểm tra chất lượng hàng hóa, thì lô hàng vẫn được mang đi tiêu thụ.
Hậu quả do nạn phân bón giả là rất lớn, làm cho hàng triệu người dân lâm vào cảnh nợ nần chồng chất vì mùa màng thất thu, năng suất thấp không có tiền thanh toán mua vật tư nông nghiệp. Theo đánh giá của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, chỉ riêng ngành nông nghiệp mỗi năm thiệt hạt 2,5 tỷ USD do sử dụng phải phân bón giả, không rõ nguồn gốc kém chất lượng.
Hiệp hội Phân bón Việt Nam dự báo, những tháng cuối năm giá phân bón có xu hướng tiếp tục giữ mức cao. Do đó, các cơ quan ban ngành cần có chính sách điều tiết giá phân bón hỗ trợ người dân. Để góp phần ngăn chặn nạn phân bón giả, Hiệp hội Phân bón Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp cùng các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý những vi phạm liên quan đến phân bón giả, phân bón không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng.
Trước tình hình sản xuất và kinh doanh phân bón giả gây hại cho ngành nông nghiệp nêu trên, cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý, nhất là Ban chỉ đạo 389 các bộ, ban ngành liên quan cùng các cấp chính quyền địa phương, để sớm có kế hoạch phát hiện, đấu tranh với đối tượng sản xuất, kinh doanh phân bón giả. Đồng thời xử lý nghiêm trường hợp vi phạm lĩnh vực này.
Hiệp hội Phân bón Việt Nam khuyến cáo, người dân nên tìm mua sản phẩm vật tư nông nghiệp có hoá đơn, chứng từ rõ ràng, không sử dụng hàng hoá trôi nổi không nhãn mác… tràn lan trên thị trường để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng cần rà soát các quy định pháp luật còn bất cập để, còn có “kẽ hở” đang bị những đối tượng kinh doanh sản xuất hàng giả lợi dụng… để tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội sớm sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp, đủ sức răn đe, ngăn chặn loại tội phạm sản xuất mặt hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang gây hại cho nền sản xuất nông nghiệp nước nhà.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết