(CHG) Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân tăng cao. Lợi dụng điều đó, nhiều đối tượng đã sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhập lậu với những thủ đoạn mới tinh vi hơn. Trước thực trạng trên, Cục Quản lý thị trường Vĩnh Phúc đã chủ động kiểm soát, ổn định thị trường, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý để trục lợi.
Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra hàng hóa vi phạm.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động tiến hành kiểm soát, ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh, quyền lợi người tiêu dùng; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; không để xảy ta tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý để trục lợi. Qua đó, góp phần ổn định thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Bám sát sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc và Tổng Cục quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thực hiện công tác nắm địa bàn; đấu tranh chống các hành vi vi phạm phạp luật trong hoạt động thương mại.
Trong đó, tập trung kiểm tra, kiểm soát đối với các mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng lớn trong dịp cuối năm như: Bánh kẹo, đường, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá, các mặt hàng lương thực, thực phẩm khác...
Thắt chặt kiểm soát chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng, gian lận về đo lường (cân, đong, đóng gói hàng hoá, công bố chất lượng hàng hóa, ghi nhãn hàng hóa của cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa…
Kiểm soát việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, các hành vi đầu cơ, găm hàng, liên kết độc quyền, lợi dụng nhu cầu tăng cao trong các dịp lễ, Tết để nâng giá, trục lợi bất chính,
Đồng thời kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm, các nhóm mặt hàng nông, lâm, thủy sản, đặc biệt tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, chợ chuyên doanh, siêu thị, trung tâm thương mại, kho chứa hàng đông lạnh, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm đường phố.
Xử lý nghiêm hành vi vi phạm về vận chuyển, buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, vật liệu nổ, pháo nổ, pháo hoa, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, mạng xã hội...
Với sự ra quân quyết liệt của toàn lực lượng, trong năm 2022, Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã thanh tra, kiểm tra hơn 770 vụ, xử phạt 120 vụ với 136 hành vi, thu nộp ngân sách Nhà nước gần 2 tỷ đồng. Đặc biệt, vấn nạn buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đã được đẩy lùi. Toàn tỉnh chưa phát hiện vụ việc lớn về vận chuyển, tàng trữ, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, thực phẩm giả hàng hóa kém chất lượng.
1
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas
(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết