Cơ sở kinh doanh nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phạt 12 triệu đồng


(CHG) Thông tin từ QLTT tỉnh Thái Bình cho biết, ngày 11/7/2023, Đội QLTT số 1 đã xử phạt một cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Thái Bình có hành vi vi phạm kinh doanh nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ với số tiền xử phạt 12 triệu đồng.

Công chức Đội Quản lý thị trường số 1 đang kiểm tra hàng hoá
Cụ thể, vào hồi 9h00, ngày 11/7/2023, sau khi thẩm tra xác minh tin báo của quần chúng nhân dân, Đội QLTT số 1 đã tiến hành kiểm tra đột xuất đối với Cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm Cometics do bà Nguyễn Thị Hương Giang làm chủ  có địa chỉ tại Số 124, phố Đốc Đen, phường Trần Lãm, TP Thái Bình.
Kết quả kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện tại cửa hàng đang bày bán các sản phẩm nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tổng trị giá hàng hóa là 12 triệu đồng (theo giá niêm yết). Đội Quản lý thị trường số 1 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ với số tiền xử phạt là 12 triệu đồng và tịch thu toàn bộ số hàng hóa vi phạm trên để xử lý theo quy định của pháp luật.
Số nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ tại Thái Bình
Liên quan tới buôn bán nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, trước đó ngày 15/5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai cho biết, Đội Quản lý thị trường số 1 vừa xử phạt ông T.H.A.Đ. - chủ cửa hàng kinh doanh nước địa chỉ phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai số tiền 32,5 triệu đồng.
Ông T.H.A.Đ. đã có hành vi mua trôi nổi 110 chai nước hoa (loại 10ml) về bán mà không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. Thông tin trên sản phẩm không xác định được nơi sản xuất, xuất xứ của hàng hóa. Cơ sở kinh doanh của ông Đ. cũng không đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Cùng thời gian này, Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang cũng đã xử phạt 08 cơ sở kinh doanh nước hoa, kem trắng da các loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ với tổng số tiền gần 60 triệu đồng
Mỹ phẩm không rõ nguồn gốc là những loại mỹ phẩm không nhãn mác, không có nguồn gốc, xuất xứ; có thể có hoặc không có giấy phép của Bộ Y tế (những trường hợp có đa phần là làm giả); được bán ra nhằm mục đích thu lợi bất chính.
Hành vi buôn bán hàng giả là mỹ phẩm và không rõ nguồn gốc được quy định tại Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:
“Điều 9. Hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng
Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 của Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này”.
 
Còn lại: 1000 ký tự
Mệnh lệnh không khoan nhượng trước “giặc nội xâm” từ người đứng đầu Chính phủ

LTS: Chiều ngày 23/6, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra một thông điệp quyết liệt và không khoan nhượng: "Tuyên chiến với hàng giả, đấu tranh thường xuyên với tinh thần 'mỗi ngày đều là cao điểm', đặc biệt là quét sạch thuốc giả, thực phẩm giả." Thông điệp ấy không chỉ là một khẩu hiệu chính trị, mà là mệnh lệnh xuất phát từ thực tiễn bức bối, nguy hiểm và đầy nhức nhối của tình trạng hàng giả, thuốc giả, thực phẩm giả đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe nhân dân, làm suy yếu nền kinh tế, phá hoại uy tín của doanh nghiệp chân chính và bào mòn niềm tin vào thể chế quản lý nhà nước.

Xem chi tiết
Bán hàng hóa giả mạo thương hiệu nổi tiếng, 02 cơ sở tại Đà Nẵng bị xử phạt, buộc tiêu huỷ

(CHG) UBND TP. Đà Nẵng vừa có các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một doanh nghiệp và một hộ kinh doanh bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Bộ Công an Công bố 12 sản phẩm sữa bột giả, mở rộng điều tra 72 sản phẩm khác

(CHG) Bộ Công an chính thức công bố danh sách 12 sản phẩm sữa bột bị xác định là hàng giả về chất lượng, đồng thời cho biết đang mở rộng điều tra đối với 72 sản phẩm khác của hai doanh nghiệp trong lĩnh vực dược và thực phẩm dinh dưỡng.

Xem chi tiết
Bộ Y tế thu hồi hàng loạt mỹ phẩm vi phạm trên toàn quốc

​(CHG) Ngày 14/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm do vi phạm các quy định về nhãn mác và chất lượng.

Xem chi tiết
Siết chặt quản lý để ngăn chặn thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

(CHG) Từ đầu năm đến nay cơ quan chức năng đã triệt phá hàng loạt vụ sản xuất, buôn bán hàng giả quy mô lớn. Điển hình là các vụ làm giả sữa, thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...

Xem chi tiết
2
2
2
3