Nhiều cơ sở kinh doanh nước hoa, kem trắng da không rõ nguồn gốc


(CHG) Từ đầu năm 2023 đến nay, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang đã phát hiện 08 cơ sở kinh doanh gần 220 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm gồm nước hoa, kem trắng da các loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đồng thời, xử phạt các cơ sở này gần 60 triệu đồng.

Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh mỹ phẩm có dấu hiệu vi phạm.

Thực hiện kế hoạch phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2023, Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang đã kiểm tra 08 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn thị xã Cai Lậy và huyện Tân Phước.
Kết quả, toàn bộ các cơ sở này kinh doanh gần 220 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm gồm nước hoa, kem trắng da các loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tổng trị giá hàng hóa trên 50 triệu đồng.
Làm việc với lực lượng chức năng, các cơ sở thừa nhận đã mua mỹ phẩm trôi nổi trên thị trường về bán kiếm lời.
Sau khi lập Biên bản vi phạm, Đội trưởng Đội
Quản lý thị trường số 3 đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 08 cơ sở về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thu phạt tổng cộng gần 60 triệu đồng. Ngoài ra, đã buộc các cơ sở này tiêu hủy toàn bộ tang vật vi phạm.
Như vậy, từ đầu năm 2023 đến nay Đội
Quản lý thị trường số 3 đã kiểm tra 08 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm và tất cả các cơ sở này đều vi phạm. Thông qua hoạt động kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, xử lý triệt để các hành vi vi phạm, phòng ngừa các trường hợp tái phạm; đảm bảo các mục tiêu theo Kế hoạch đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ năm 2023./.

Mỹ phẩm không rõ nguồn gốc là những loại mỹ phẩm không nhãn mác, không có nguồn gốc, xuất xứ; có thể có hoặc không có giấy phép của Bộ Y tế (những trường hợp có đa phần là làm giả); được bán ra nhằm mục đích thu lợi bất chính.
Hành vi buôn bán hàng giả là mỹ phẩm và không rõ nguồn gốc được quy định tại Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:
“Điều 9. Hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng
Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 của Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này”.

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3