Cửa hàng Gambetta có đang coi thường pháp luật?


(CHG) Ngày 26/09/2023, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại có đưa thông tin về việc siêu thị hàng nhập khẩu Mini mart – Gambetta General Store có dấu hiệu kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ. Những tưởng sau khi tiếp nhận thông tin từ phía Tạp chí, đơn vị kinh doanh trên sẽ vì quyền lợi của người tiêu dùng mà thay đổi, kinh doanh đúng theo các quy định của pháp luật, thế nhưng đơn vị trên vẫn ngang nhiên kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu vi phạm. Phải chăng đơn vị này đang coi thường pháp luật?
Thời gian qua, lực lượng chức năng trên cả nước nói chung và lực lượng chức năng thành phố Hà Nội nói riêng thường xuyên triệt phá những đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm các quy định của pháp luật như: hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái... Điển hình là vụ việc kiểm tra, thu giữ gần 40 tấn hàng hóa các loại vi phạm (mỹ phẩm, thực phẩm chức năng... cùng trang thiết bị, máy móc, nguyên phụ liệu dành cho gia công, sản xuất hàng giả mạo một số nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam) của lực lượng chức năng thành phố Hà Nội, tại một trang trại gà, trên địa bàn thôn Phượng Nghĩa, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ.

Đúng trước mối lo ngại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ "bủa vây" người tiêu dùng (nhất là trước dịp Tết Nguyên đán), bởi vậy, Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ Chống hàng giả) thường xuyên nhận thông tin từ độc giả về một số siêu thị, chuỗi hệ thống có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng, trong đó, tiếp tục có Siêu thị hàng nhập khẩu Mini mart – Gambetta General Store có địa chỉ tại 83 Núi Trúc, Kim Mã, Hà Nội (thực tế, đây không phải lần đầu tiên người tiêu thông tin không tốt về siêu thị này).

Trước đó, ngày 26/9/2023, Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại đã đăng tải bài viết: “Hà Nội: Nghi vấn siêu thị Gambetta kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ”. Sau đó, ngày 22/9/2023, phóng viên đã có buổi trao đổi thông tin với chị Lê Thanh Thảo – Quản lý siêu thị Gambetta. Trước những thông tin mà phóng viên cung cấp, chị Thảo đã thừa nhận: “Do đối tượng khách hàng của siêu thị chủ yếu là người nước ngoài nên siêu thị không dán nhãn phụ tiếng Việt trên một số sản phẩm. Siêu thị nhà em bắt các bạn nhân viên học về thuốc và các bạn chỉ được nói về các thành phần ghi trên thuốc”. Trước thực trạng trên, thay vì khắc phục chị Thảo cho biết thêm: "Siêu thị Gambetta sẽ vẫn tiếp tục kinh doanh như vậy để tồn tại”.
Và sau hơn 3 tháng, việc hàng hoá không nhãn phụ tiếng Việt vẫn còn tiếp diễn ở cửa hàng này. 

Siêu thị Gambetta có địa chỉ tại 83 Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội.
Dưới đây là 1 số hình ảnh mới nhất mà PV ghi nhận tại Siêu thị Gambetta có địa chỉ tại 83 Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội vào ngày 28/12/2023:

Bột giặt chỉ toàn chữ nước ngoài mà không hề có nhãn phụ tiếng Việt.

Sản phẩm được cho là nến thơm cũng chỉ toàn chữ nước ngoài.

Dầu gội, mỹ phẩm, kem đánh răng,... cũng không có nhãn phụ tiếng Việt theo quy định của pháp luật.

Nhiều sản phẩm là Collagen, thực phẩm chức năng, thuốc … cũng không có nhãn phụ tiếng Việt để người tiêu dùng tìm hiểu thông tin về chức năng, công dụng, thành phần, cảnh báo,… của sản phẩm.
Liệu Siêu thị hàng nhập khẩu Mini mart – Gambetta General Store có dấu hiệu cố tình vi pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng, coi trọng lợi nhuận của doanh nghiệp hơn quyền lợi của người tiêu dùng, cũng như coi thường pháp luật? Bởi vậy rất mong phía Cục Quản lý thị trường vào cuộc, xử lý nghiêm minh đơn vị trên (nếu có vi phạm), nhằm hướng tới một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, quyền lợi người tiêu dùng được đảm bảo, pháp luật thể hiện được tính nghiêm minh.
Theo quan điểm cá nhân, Ông Nguyễn Lê Hoan - Chánh văn phòng Quỹ Chống hàng giả cho biết:
Trách nhiệm hành chính của tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, nhập khẩu, buôn bán hàng hóa được quy định rất cụ thể tại các văn bản quản lý nhà nước. Khi tham gia vào thị trường, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm đều phải bị xử lý theo các chế tài đã được pháp luật quy định.
Việc đơn vị kinh doanh không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không rõ chất lượng, kinh doanh hàng hóa trôi nổi, hàng xách tay… là hành vi vi phạm hành chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng; đối với các sản phẩm là thực phẩm còn gây nguy cơ rất cao ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng khi đối tượng sử dụng phần lớn là trẻ em và người đang mang thai.
Ngoài hành vi vi phạm quy chế ghi nhãn hàng hóa, cơ sở kinh doanh còn vi phạm: Kinh doanh hàng hóa nhập lậu được quy định tại Nghị định 98/2020/ NĐ-CP, ngày 26/8/2020 với mức xử phạt VPHC có thể lên đến 200.000.000 đồng và  tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm. Đồng thời, buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Quảng Bình: Xử phạt 01 đối tượng vẫn chuyển hàng hóa với nhiều hành vi vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 đối tượng thực hiện vận chuyển hàng hóa về 03 hành vi vi phạm, với tổng số tiền phạt 130 triệu đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 03 cơ sở kinh doanh livestream bán hàng giả mạo các nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia lai kiểm tra, xử phạt 03 cơ sở kinh doanh livestream bán hàng giả mạo các nhãn hiệu trên mạng xã hội, với tổng số tiền là 73.000.000 đồng.

Xem chi tiết
Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

(CHG) Ngày 13/5, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Xem chi tiết
2
2
2
3