(CHG) Cửa hàng mang thương hiệu BinSy chuyên kinh doanh các sản phẩm hàng tiêu dùng chủ yếu quần áo, giày dép, đồ chơi cho trẻ em trẻ em bằng nhựa, balo học sinh,… hầu hết nhãn gốc có tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ tiếng Việt và nhiều sản phẩm không có dấu hợp quy bắt buộc theo quy định.
Hàng hóa, đồ chơi trẻ em “trắng thông tin”
Thời gian qua, người tiêu dùng tại thành phố Đà Nẵng thông tin đến Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ Chống hàng giả) về việc cửa hàng mang thương hiệu BinSy, có địa chỉ số 606 Tôn Đức Thắng, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, đang bày bán các loại quần áo dành cho trẻ em, balo học sinh, đồ chơi trẻ em, đồ dùng phụ kiện, giày dép trẻ em… có nhãn gốc tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ tiếng Việt, điều này khiến người tiêu dùng nghi ngại về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm. Quỹ đã chuyển thống tin đến Tạp chí điện tử kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG).
Việc hàng hoá không tem nhãn phụ, không rõ nguồn gốc xuất xứ bày bán tại cửa hàng mang thương hiệu BinSy (Địa chỉ: 606 Tôn Đức Thắng, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng), giành cho đối tượng là trẻ em khiến người tiêu dùng vô cùng hoang mang lo sợ khi tìm hiểu và mua sản phẩm. Bởi ai cũng biết, đối tượng khách hàng mà cửa hàng này hướng đến rất cần được bảo vệ.
Nhiều sản phẩm quần, áo trẻ em được bày bán tại cửa hàng mang thương hiệu BinSy có tem nhãn gốc ghi sản xuất tại Hàn Quốc “Made in Korea” nhưng nhãn phụ tiếng Việt lại ghi sản xuất tại Việt Nam “Made in Vietnam”, có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về việc ghi nhãn sản phẩm.
Theo khảo sát của phóng viên Tạp chí CHG, cửa hàng mang thương hiệu BinSy kinh doanh hàng hóa chủ yếu phục vụ cho nhóm đối tượng khách hàng là trẻ em và học sinh, bao gồm: Quần áo trẻ em các loại, balo học sinh, đồ chơi trẻ em, giày dép trẻ em, đồ phụ kiện dành cho giới trẻ và một số hàng hóa tiêu dùng khác…, thế nhưng hầu hết những sản phẩm tại đây có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, tuy nhiên, lại không có nhãn phụ Tiếng Việt, nhiều sản phẩm không có chứng nhận hợp quy (dấu CR) theo quy định pháp luật.
Việc kinh doanh bày bán các sản phẩm không rõ ràng thông tin về nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận sản phẩm, nếu hàng hoá có vấn đề về chất lượng, không đảm bảo an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng thì ai là người chịu trách nhiệm? Liệu hàng hóa tại cửa hàng trên có đầy đủ hóa đơn chứng từ để chứng minh được nguồn gốc xuất xứ hay không? Tại sao hàng hóa bày bán tại cửa hàng mang thương hiệu BinSy hướng đến đối tượng là trẻ em, nhất là đồ quần áo, đồ chơi trẻ bằng nhựa mà không nhãn phụ tiếng Việt, không ghi đầy đủ thông tin theo quy định pháp luật?
Để đảm bảo tính khách quan đa chiều, phóng viên đã liên hệ với bà Hiền là người quản lý của cửa hàng mang thương hiệu BinSy để trao đổi thông tin. Tuy nhiên, bà Hiền cho biết: “Chỉ làm việc với đơn vị cơ quan nhà nước, không trao đổi thông tin cơ quan với báo chí”.
Trong quá trình khảo sát, phóng viên ghi nhận tại cửa hàng mang thương hiệu BinSy ngang nhiên bày bán một số sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Việc hàng hóa nhập khẩu không có nhãn phụ tiếng Việt, không có chứng nhận hợp quy (dấu CR) theo quy định pháp luật, có thể khiến người tiêu dùng khó tiếp cận được thông tin về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của sản phẩm, cách sử dụng,… của những sản phẩm đang được bày bán tại cửa hàng trên. Đặc biệt là các sản phẩm quần áo, những sản phẩm này tiếp xúc trực tiếp với cơ thể của người sử dụng và đối tượng ở đây là trẻ em và học sinh. Chính vì vậy, người tiêu dùng có quyền nghi ngờ: Liệu các sản phẩm quần áo trẻ em, đang bày bán tại cửa hàng mang thương hiệu BinSy có đảm bảo hàm lượng formaldehyde và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm dệt may an toàn cho người dùng trực tiếp theo Quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT hay không?; Các sản phẩm đồ chơi sản xuất từ nhựa hoặc cao su dành trẻ em…, có đảm bảo về an toàn cho người tiếp xúc trực tiếp theo Quy chuẩn QCVN 3:2019/BKHCN hay không?; Đối với các sản phẩm đồ chơi trẻ em nhập khẩu bày bán tại đây có đảm bảo về an toàn đã thực hiện đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN hay không?.
Nhiều sản phẩm Balo học sinh, đồ chơi trẻ em, combo đồ dùng phụ kiện ... đều "trắng" thông tin nhãn phụ tiếng Việt, một số sản phẩm không có chứng nhận hợp quy (dấu CR) theo quy định pháp luật.
Điều đáng nói ở đây là cửa hàng mang thương hiệu BinSy nói trên đã hoạt động kinh doanh tồn tại vài năm nay, bởi vậy, người tiêu dùng rất cần các cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng, cần sớm vào cuộc kiểm tra, làm rõ những dấu hiệu vi phạm hàng hóa tiêu dùng tại đây, xử lý nghiêm minh, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và thị trường minh bạch, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng như tạo ra môi trường kinh doanh hàng hóa lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định: “Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc”.
Tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP cũng quy định về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa: “Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này”.
Theo quy định trên, các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu và các tổ chức, cá nhân khi bày bán, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu cũng phải chấp hành đúng quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu.
Đối với nhãn phụ cũng sẽ đi kèm với nhãn gốc trên sản phẩm trước khi chúng được đưa ra bày bán lưu thông trên thị trường, giúp cho người tiêu dùng nhận biết được nguồn gốc xuất xứ, thành phần, hướng dẫn sử dụng, thông tin cảnh báo... của sản phẩm.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất đối với 02 cửa hàng kinh doanh giày dép, phát hiện và tạm giữ 271 đôi dép có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu CROCS, với tổng số tiền xử phạt là 55.000.000 đồng.
Xem chi tiết(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…
Xem chi tiết(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…
Xem chi tiết(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.
Xem chi tiết