Hệ thống cửa hàng quà tặng và phụ kiện HIPPO: Bày bán hàng hóa không nhãn phụ Tiếng Việt


(CHG) Hệ thống cửa hàng quà tặng và phụ kiện HIPPO, hiện đang sở hữu trên 10 cửa hàng kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, bày bán công khai các sản phẩm đồ chơi, quà tặng và phụ kiện… dành cho giới trẻ, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ tiếng Việt theo quy định của pháp luật.

Hàng loạt sản phẩm không nhãn phụ Tiếng Việt, có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ

Một trong chuỗi hệ thống cửa hàng shop HIPPO đang kinh doanh tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

Thời gian qua, người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng thông tin tới Quỹ Chống hàng giả về việc: Hệ thống cửa hàng quà tặng và phụ kiện HIPPO ngang nhiên bày bán hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt; một số hàng hóa có dấu hiệu chưa đủ điều kiện lưu hành tại Việt Nam. Quỹ Chống hàng giả đã bàn giao thông tin trên cho Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG).
Theo khảo sát tại một số cửa hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, phóng viên nhận thấy thông tin do người tiêu dùng cung cấp là có cơ sở.
Cụ thể, qua tìm hiểu trên website thương mại điện tử https://hippo.vn của hệ thống cửa hàng mang thương hiệu HIPPO, tại đây kinh doanh nhiều mặt hàng quà tặng và phụ kiện dành cho giới trẻ như: Nơ cài tóc nữ các loại, ly giữ nhiệt nhựa, bình và ly giữ nhiệt bằng inox, ly hoa sứ và ly thủy tinh …, nhiều loại đồ chơi trẻ em bằng nhựa, quạt dùng pin cầm tay các loại, túi xách, balo, ví dựng tiền…, đồ dùng dành cho học sinh bút chì, bút màu, bìa sơ mi…

Nhiều các sản phẩm phụ kiện dành cho trẻ em, có tiếng nước ngoài “Made in China” nhưng trắng thông tin nhãn phụ tiếng Việt theo quy định.

Ngày 23/5/2024, phóng viên đã trực tiếp khảo sát tại một số cửa hàng hệ thống shop HIPPO thành phố Hồ Chí Minh, có địa chỉ số 251 Nguyễn Văn Luông, phường 11, quận 6 và 261 Nguyễn Trãi, phường 2, Quận 5… Tại đây, phóng viên nhận thấy có không ít những mặt hàng có tiếng nước ngoài nhưng trắng thông tin nhãn phụ tiếng Việt theo quy định.


02 Cửa hàng thuộc hệ thống shop HIPPO thành phố Hồ Chí Minh, có địa chỉ số 251 Nguyễn Văn Luông, phường 11, quận 6 và 261 Nguyễn Trãi, phường 2, Quận 5… Tại đây, phóng viên nhận thấy có không ít những mặt hàng có tiếng nước ngoài nhưng trắng thông tin nhãn phụ tiếng Việt theo quy định.

Tiếp đó, ngày 25/5/2024, phóng viên khảo sát tại hệ thống shop HIPPO Đà Nẵng, có địa chỉ số 07 Hải Phòng, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, cũng ghi nhận tình trạng tương tự

Các sản phẩm như ly thủy tinh, ly nhựa, bình giữ nhiệt bằng inox..., hàng nhập ngoại không gắn nhãn phụ tiếng Việt. Theo quy định các sản phẩm này người tiêu dùng tiếp xúc trực tiếp hằng ngày phải có chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Bộ y tế.  

Các sản phẩm như tất, gấu bông, túi xách bằng vải, đò chơi trẻ em..., tất cả đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, không dán nhãn phụ bằng tiếng Việt. Các sản phẩm trên đều không có chứng nhận hợp quy, gắn dấu hợp quy (CR) về tiêu chuẩn an toàn sức khỏe theo quy định.

Việc nhiều sản phẩm hàng hóa tại đây không có nhãn phụ tiếng Việt, không có dấu chứng nhận hợp quy (CR) sẽ gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc xác định nguồn gốc xuất xứ, cũng như hướng dẫn sử dụng, cảnh báo... của sản phẩm. Nguy hại hơn, nhiều sản phẩm quà tặng và phụ kiện tại hệ thống shop HIPPO chủ yếu là dành cho học sinh và trẻ em. Bởi ai cũng biết, đối tượng khách hàng này rất cần được bảo vệ.
Nhằm có những thông tin khách quan đa chiều, phóng viên đã liên hệ với ông Quân (là người chủ đại diện hệ thống cửa hàng HIPPO ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng) để trao đổi thông tin về các sản phẩm bày bán tại hệ thống cửa hàng HIPPO đều có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài không có nhãn phụ và xuất hóa đơn chứng từ của cửa hàng chưa đúng với quy định?, ông Quân thừa nhận do thiếu sót nên một số sản phẩm đồ chơi quà tặng và phụ kiện tại các cửa hàng HIPPO không có dán nhãn phụ tiếng Việt, chúng tôi sẽ từng bước hoàn thiện trong thời gian tới.
Về việc xuất hóa đơn cho khách hàng mua sản phẩm không đúng theo quy định, theo lời ông Quân, thì hệ thống cửa hàng HIPPO nhập nhiều sản phẩm từ nhiều nguồn nhà phân phối khác nhau, nhưng có khoảng hơn 60% hàng hóa có đầy đủ hóa đơn đầu vào, số hàng hóa còn lại thì nhập ở nhiều đầu mối khác nhau trên thị trường nên không thể xuất được hoá đơn, việc khách hàng đề nghị xuất hóa đơn đúng các sản phẩm đã mua tại cửa hàng là rất khó khăn với chúng tôi.
“Phớt lờ” các quy định của pháp luật, đẩy rủi ro về phía người dùng?
Để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng được tiếp cận, sử dụng sản phẩm có xuất xứ nước ngoài đúng hướng dẫn, chức năng thì việc đọc được các thông tin nhãn hàng hóa gắn trên sản phẩm là ưu tiên quan trọng hàng đầu. Do đó, việc ghi nhãn phụ tiếng Việt đối với hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu là điều kiện bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân trước khi đưa hàng hóa đó ra thị trường.
Khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định: “Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc”.
Tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP cũng quy định về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa: “Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này”.
Theo quy định trên, các tổ chức, cá nhân nhập khẩu và bày bán kinh doanh hàng hóa nhập khẩu có trách nhiệm phải chấp hành đúng quy định pháp luật về việc ghi nhãn hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu
Việc dán nhãn phụ lên hàng hoá nhập khẩu giúp cơ quan chức năng kiểm tra và có thể phân biệt sản phẩm có nhập lậu hay là không. Đồng thời, cũng giúp cho người tiêu dùng nhận biết được nguồn gốc xuất xứ, thành phần, hướng dẫn sử dụng, thông tin cảnh báo... của sản phẩm. Nhãn phụ cũng sẽ đi kèm với nhãn chính trên sản phẩm trước khi chúng được đưa ra lưu thông trên thị trường.
Thực tế, nhiều sản phẩm đang bày bán tại các cửa hang mang thương hiệu HIPPO, thông tin trên bao bì đều được in bằng chữ nước ngoài, nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt. Điều này khiến người tiêu dùng hoài nghi về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm đang bày bán tại đây. Thậm chí người tiêu dùng có quyền nghi vấn: Liệu tại hệ thống cửa hàng trên có đang kinh doanh hàng hóa nhập lậu? Lợi ích của người tiêu dùng có được đảm bảo không khi mà thông tin sản phẩm vẫn còn mập mờ…?
Ngoài ra, dư luận cũng thắc mắc rằng, cùng trong một cửa hàng mà có những sản phẩm có đầy đủ nhãn Tiếng Việt theo quy định, tuy nhiên, cũng có không ít những sản phẩm không có? Phải chăng có sự khác nhau giữa những sản phẩm này? Vậy đó là sự khác nhau về giá thành, về cách thức nhập khẩu sản phẩm, hay vì điều gì?
Nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, rất mong phía các cơ quan chức năng thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cần sớm vào cuộc làm rõ những dấu hiệu vi phạm tại Hệ thống cửa hàng quà tặng và phụ kiện HIPPO

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử lý 01 cơ sở kinh doanh điện thoại, linh kiện điện tử,…

(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…

Xem chi tiết
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
2
2
2
3