Hà Nội: Nguy cơ tiềm ẩn về nguồn gốc hàng hóa tại Hệ thống mang thương hiệu Hello Con


(CHG) Cửa hàng kinh doanh các sản phẩm liên quan đến mẹ bầu và em bé mang thương hiệu Hello Con từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, thời gian qua, khách hàng liên tục thông tin thương hiệu trên đang kinh doanh nhiều hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt, có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng nhập lậu.
Quy định của pháp luật về kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, ngoài nhãn gốc của hàng hóa còn bắt buộc phải có nhãn phụ của hàng hóa bằng tiếng Việt. Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu.
Thời gian qua, người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Hà Nội liên tục thông tin tới Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ Chống hàng giả) về việc đơn vị kinh doanh các sản phẩm liên quan đến mẹ bầu và em bé mang thương hiệu Hello Con bày bán nhiều hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt, có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ. Thậm chí người tiêu dùng còn hoài nghi tại hệ thống này kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Quỹ Chống hàng giả đã chuyển nội dung trên tới Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG).
Tiến hành khảo sát tại cửa hàng mang thương hiệu Hello Con, có địa chỉ tại: 65 Vũ Phạm Hàm, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội phóng viên nhận thấy thông tin trên từ người tiêu dùng là có cơ sở.

Nhiều sản phẩm là đồ ăn dặm cho em bé nhưng  không được dán nhãn phụ tiếng Việt.
Cụ thể, các sản phẩm hàng hóa được bày bán tại đây chủ yếu phục vụ cho nhóm đối tượng khách hàng là mẹ bầu và em bé như: Đồ ăn dặm; sữa; bỉm; hóa mỹ phẩm; siro ho; thực phẩm chức năng; các loại vitamin; đồ dùng dành cho trẻ em; giày dép; quần áo; mũ; đồ chơi... Trên nhãn gốc của nhiều sản phẩm là tiếng nước ngoài (chữ Latinh và chữ tượng hình), tuy nhiên, lại không được dán nhãn phụ tiếng Việt.
Khẩu trang Nhật Bản dành cho trẻ nhỏ cũng không hề có nhãn phụ tiếng Việt mà chỉ có chữ nước ngoài .
Thậm chí tại đây còn công khai kinh doanh một số mặt hàng là thuốc: thuốc ho Prospan; Thuốc điều trị cảm cúm của trẻ em Doliprane; siro ho đờm Mucosolvan Ba Lan có thành phần là Ambroxol…

Thậm chí tại đây còn công khai kinh doanh một số mặt hàng là thuốc như: Prospan, sản phẩm chỉ  có chữ nước ngoài, không có nhãn phụ tiếng Việt gây nhiều khó khăn cho người tiêu dùng trong quá trình chọn mua và sử dụng.
Việc đơn vị kinh doanh Hello Con bày bán các sản phẩm hàng hóa có chữ nước ngoài, không có nhãn phụ tiếng Việt gây nhiều khó khăn cho người tiêu dùng trong quá trình chọn mua và sử dụng. Nguy hại hơn, có một số sản phẩm là thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Nếu người tiêu dùng sử dụng không đúng liều lượng, không có chỉ dẫn... khi xảy ra phản ứng phụ trong quá trình sử dụng, hậu quả sẽ vô cùng nặng nề và liệu phía cửa hàng Hello Con có là người chịu trách nhiệm?
Bên cạnh một số sản phẩm đã nêu, tại cửa hàng trên xuất hiện sản phẩm hàng hóa mang nhãn hiệu Black Mores' cũng khiến người tiêu dùng khá quan ngại. Bởi đây là thương hiệu rất “hot” trên thị trượng hiện nay. Vì vậy một số gian thương bất chấp các quy định của pháp luật, sẵn sàng vì lợi nhuận mà làm giả, làm nhái sản phẩm này. Điển hình là vụ việc gần cuối tháng 12/2023, lực lượng chức năng thu giữ gần 40 tấn sản phẩm là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới tại một trang trại nuôi gà, huyện Chương Mỹ, Hà Nội (trong đó có sản phẩm của hãng Blackmore’).
Sản phẩm mang nhãn hiệu Black Mores’ được bày bán trên kệ của cửa hàng Hello Con
Có thể thấy, với lượng khách đông, nhộn nhịp vào mua hàng mỗi ngày tại hệ thống cửa hàng mẹ và bé Hello Con, cùng tâm lý “sính ngoại”, chuộng hàng xách tay, việc dễ dãi và ham rẻ trong thói quen tiêu dùng đang là kẽ hở vô tình tiếp tay cho hàng hóa có dấu hiệu không rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ, hàng hóa nhập lậu, hàng hóa gian lận thương mại, trốn thuế, thậm chí có khả năng là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng phát triển.
Liệu hàng hóa bày bán tại đơn vị Hello Con có đầy đủ hóa đơn chứng từ để chứng minh tính pháp lý của sản phẩm hay không? Người tiêu dùng sẽ căn cứ vào đâu để lựa chọn sản phẩm, cũng như tìm hiểu các thông tin cảnh báo trước khi dùng? Việc đơn vị trên công khai kinh doanh các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là thuốc sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro đối với người tiêu dùng. Bởi thế, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc, kiểm tra, xử lý nghiêm minh, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng như làm trong sạch thị trường, tạo tính cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm hàng hóa cùng loại.
Nhằm thông tin đa chiều, phóng viên Tạp chí điện tử CHG đã liên hệ làm việc, cũng như gửi những thông tin trên tới đơn vị kinh doanh mang thương hiệu Hello Con. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 1 tháng trôi qua, đơn vị này vẫn không hồi đáp. Thiết nghĩ, người tiêu dùng đang rất mong đơn vị sở hữu thương hiệu trên cần lên tiếng nhằm đưa ra thông tin minh bạch tới người tiêu dùng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Trường Giang - Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại cho biết: Paracetamol, Nasentrophen, Prospan, … là các thuốc không kê đơn được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Theo Luật Dược 2016 thì những thuốc này phải được bán tại cửa hàng đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
Ngày 14/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Theo đó, hình thức xử phạt cơ sở bán buôn thuốc kinh doanh thuốc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 37 Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở bán buôn thuốc kinh doanh thuốc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
Ngoài ra, Ông Giang cũng cho biết thêm: Trách nhiệm hành chính của tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, nhập khẩu, buôn bán hàng hóa được quy định rất cụ thể tại các văn bản quản lý nhà nước. Khi tham gia vào thị trường, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm đều phải bị xử lý theo các chế tài đã được pháp luật quy định.
Việc đơn vị kinh doanh không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không rõ chất lượng, kinh doanh hàng hóa trôi nổi, hàng xách tay… là hành vi vi phạm hành chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng; đối với các sản phẩm là thực phẩm còn gây nguy cơ rất cao ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng khi đối tượng sử dụng phần lớn là trẻ em và người đang mang thai.
Ngoài hành vi vi phạm quy chế ghi nhãn hàng hóa, cơ sở kinh doanh còn vi phạm: Kinh doanh hàng hóa nhập lậu được quy định tại Nghị định 98/2020/ NĐ-CP, ngày 26/8/2020 với mức xử phạt VPHC có thể lên đến 200.000.000 đồng và  tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm. Đồng thời, buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3