Hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt tại Akiko Store 177 -179 Khâm Thiên có an toàn cho người tiêu dùng?


(CHG) Thời gian gần đây, người tiêu dùng Hà Nội liên tục gửi thông tin tới Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ Chống hàng giả) về tình trạng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ tại một số cửa hàng siêu thị chuyên kinh doanh sản phẩm hàng hóa nhập khẩu. Một trong những thông tin Tổng đài tiếp nhận, chính là việc người tiêu dùng “tố” cửa hàng Akito Store có dấu hiệu kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Các loại hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam nhất là các loại hàng hoá tiêu dùng từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan không có nhãn phụ tiếng Việt, khiến người tiêu dùng sử dụng không đúng cách, dễ gây hậu quả nghiêm trọng như uống nhầm thuốc hay sử dụng quá liều đối với các mặt hàng thuốc tân dược và mỹ phẩm. Đặc biệt nguy hiểm chính là các sản phẩm hàng hoá dành cho trẻ em. Dù đã được khuyến cáo không được kinh doanh, nhưng một số chủ cửa hàng bất chấp mọi quy định, vẫn bày bán công khai, quảng cáo rầm rộ trên các nền tảng mạng xã hội.
Để qua mặt lực lượng chức năng, một số tiểu thương, hộ kinh doanh đã trà trộn các sản phẩm hàng hoá không có nhãn phụ tiếng Việt với các sản phẩm chính hãng, hoặc cất dấu ở góc khuất của cửa hàng, chỉ khi người tiêu dùng hỏi mua phía cửa hàng mới mang ra, bán cho khách hàng.
Sản phẩm không có nhãn phụ tiếng Việt, khiến người tiêu dùng sử dụng không đúng cách, dễ gây hậu quả nghiêm trọng .
Câu chuyện hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam không có nhãn phụ tiếng Việt được bày bán công khai là câu chuyện không mới nhưng hệ luỵ và bất cập từ các loại hàng hoá này là rất đáng bàn.
Bởi vậy thời gian gần đây, rất nhiều thông tin phản ánh tới Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ Chống hàng giả) về kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không nhãn phụ tiếng Việt. Quỹ chống hàng giả đã chuyển thông tin đến Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG).

Cụ thể, tại Cửa hàng Akiko Store Hàng Hoá Tiêu Dùng Nhật Hàn có địa chỉ ở 177 -179 Khâm Thiên, (Đống Đa, Hà Nội). Các sản phẩm được bày bán trong cửa hàng được giới thiệu là hàng Nhật, Hàn đủ chủng loại như: mỹ phẩm; đồ gia dụng; quần áo; kính thời trang; kem đánh răng; các loại nước giặt; thuốc tẩy; gạo Nhật; mật ong... đặc biệt nguy hại đó là việc cửa hàng trên giới thiệu, đang bày bán và kinh doanh thuốc nhỏ mắt.
Quan sát thực tế, trên nhãn gốc của các sản phẩm nêu trên đều có chữ nước ngoài, tuy nhiên nhiều sản phẩm không có nhãn phụ tiếng Việt. Điều này khiến người tiêu dùng hoài nghi về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, người tiêu dùng không biết rõ được cách dùng, thành phần, thông tin cảnh báo khi sử dụng sản phẩm. Ngay cả nhân viên bán hàng cũng không hiểu rõ được hết thông tin của sản phẩm để tư vấn cho khách vì đa phần là chữ nước ngoài.
Một số sản phẩm hàng hoá nghi vấn không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không tem nhãn phụ tiếng Việt đang được bày bán ở Cửa hàng Akiko Store Hàng Hoá Tiêu Dùng Nhật Hàn có địa chỉ ở 177 -179 Khâm Thiên, (Đống Đa, Hà Nội).
Thắc mắc với nhân viên bán hàng về loại thuốc nhỏ mắt không có nhãn phụ tiếng Việt, đang bày bán tại đây, được nhân viên bán hàng cho biết “ Sản phẩm thuốc nhỏ mắt dành cho trẻ em không có nhãn phụ tiếng Việt, giá bán 66 nghìn đồng. Đây là hàng chuyên nội địa Nhật luôn nên không có tiếng Việt”.
Video nhân viên cửa hàng giải thích vì sao không có nhãn phụ tiếng Việt ở sản phẩm thuốc nhỏ mắt.
Theo thông tin trên trang facebook Akiko Store - Hàng Tiêu Dùng Nhật Hàn, thương hiệu sản phẩm này đã được kinh doanh từ nhiều năm nay. Qua tìm hiểu, các loại sản phẩm được đăng thông tin trên trang facebook cũng đều có dòng chữ nước ngoài mà không có nhãn phụ tiếng Việt. Qua số điện thoại trên trang facebook, trong vai khách hàng mua sản phẩm đã gọi điện đề nghị tư vấn về cách sử dụng vì sản phẩm được mua đều không có chữ tiếng Việt. Người phụ nữ tên Dung nhận là chủ cửa hàng Akiko Store - Hàng Tiêu Dùng Nhật Hàn chia sẻ “ Cửa hàng bán sản phẩm Nhật nội địa nên sẽ không có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt, sản phẩm nào có công ty nhập nhẩu thì mới có tem phụ tiếng Việt, dòng nào chưa có công ty nhập khẩu mà bên em nhập nội địa, nhập theo công (container) thì không có hướng dẫn sử dụng tiếng Việt”. 
Video giải thích vì sao sản phẩm không có nhãn phụ tiếng Việt được bày bán ở cửa hàng.
Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng nhập khẩu bắt buộc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về dán nhãn phụ tiếng Việt lên sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường. Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc, được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa từ tiếng nước nước ngoài sang tiếng Việt. Đồng thời, bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu.
Tại điều 2 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, đối tượng bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm: Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính; hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, làm muối và người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh không cố định hoặc làm những dịch vụ có thu nhập thấp và không phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định, mà có hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định này, sẽ bị xử phạt như với cá nhân vi phạm.
Phóng viên CHG đã tổng hợp thông tin khảo sát về một số siêu thị, cửa hàng đang kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không tem nhãn phụ tiếng Việt trên địa bàn TP Hà Nội, trong đó có Cửa hàng Akiko Store Hàng Hoá Tiêu Dùng Nhật Hàn có địa chỉ ở 177 -179 Khâm Thiên tới Quỹ Chống hàng. Đại diện Quỹ Chống hàng giả, Ông Hồ Quang Thái, Phó chủ tịch Quỹ Chống hàng giả, nguyên Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc Gia về vấn đề trên, ông Thái cho biết: Với hình ảnh mà phóng viên cung cấp đầy đủ, video rõ ràng, các sản phẩm nhập khẩu không dán nhãn phụ tiếng Việt là hoàn toàn sai với quy định về kinh doanh hàng hoá ở Việt Nam. Chúng tôi sẽ tổng hợp thông tin và gửi văn bản tới Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc Gia, Cục QLTT về nội dung này.
Còn lại: 1000 ký tự
Mệnh lệnh không khoan nhượng trước “giặc nội xâm” từ người đứng đầu Chính phủ

LTS: Chiều ngày 23/6, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra một thông điệp quyết liệt và không khoan nhượng: "Tuyên chiến với hàng giả, đấu tranh thường xuyên với tinh thần 'mỗi ngày đều là cao điểm', đặc biệt là quét sạch thuốc giả, thực phẩm giả." Thông điệp ấy không chỉ là một khẩu hiệu chính trị, mà là mệnh lệnh xuất phát từ thực tiễn bức bối, nguy hiểm và đầy nhức nhối của tình trạng hàng giả, thuốc giả, thực phẩm giả đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe nhân dân, làm suy yếu nền kinh tế, phá hoại uy tín của doanh nghiệp chân chính và bào mòn niềm tin vào thể chế quản lý nhà nước.

Xem chi tiết
Bán hàng hóa giả mạo thương hiệu nổi tiếng, 02 cơ sở tại Đà Nẵng bị xử phạt, buộc tiêu huỷ

(CHG) UBND TP. Đà Nẵng vừa có các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một doanh nghiệp và một hộ kinh doanh bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Bộ Công an Công bố 12 sản phẩm sữa bột giả, mở rộng điều tra 72 sản phẩm khác

(CHG) Bộ Công an chính thức công bố danh sách 12 sản phẩm sữa bột bị xác định là hàng giả về chất lượng, đồng thời cho biết đang mở rộng điều tra đối với 72 sản phẩm khác của hai doanh nghiệp trong lĩnh vực dược và thực phẩm dinh dưỡng.

Xem chi tiết
Bộ Y tế thu hồi hàng loạt mỹ phẩm vi phạm trên toàn quốc

​(CHG) Ngày 14/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm do vi phạm các quy định về nhãn mác và chất lượng.

Xem chi tiết
Siết chặt quản lý để ngăn chặn thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

(CHG) Từ đầu năm đến nay cơ quan chức năng đã triệt phá hàng loạt vụ sản xuất, buôn bán hàng giả quy mô lớn. Điển hình là các vụ làm giả sữa, thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...

Xem chi tiết
2
2
2
3