Hà Nội: Nghi vấn hệ thống siêu thị tiện ích LAMASON 10K kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ


(CHG) Hệ thống siêu thị tiện ích LamaSon 10k được biết tới với gần 30 cửa hàng phủ khắp mọi “ngóc ngách” của Thủ Đô. Tuy nhiên, thời gian qua người tiêu dùng liên tục “tố” hầu hết sản phẩm đang bày bán tại các cửa hàng thuộc siêu thị trên có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng.
Ngoài thực phẩm ‘’bẩn’’ thì đồ gia dụng giá rẻ dùng trong cuộc sống hàng ngày cũng gây không ít lo ngại cho người sử dụng. Vì thế, khi thông tin tới Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ Chống hàng giả), người tiêu dùng không khỏi băn khoăn về chất lượng của các sản phẩm đồ gia dụng giá rẻ đang lưu thông trên thị trường hiện nay, đặc biệt là hàng hóa đang bày bán tại hệ thống Lamason 10K. Quỹ Chống hàng giả đã chuyển thắc mắc của người tiêu dùng tới Tạp chí điện tử kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG).
Nhằm truyền tải thông tin tới độc giả một cách chính xác và khách quan, phóng viên Tạp chí CHG đã tiến hành khảo sát, tại 1 số cửa hàng thuộc siêu thị tiện trên và nhận thấy: Người tiêu dùng lo lắng hoàn toàn có cơ sở.
 
Cửa hàng LamaSon 10K tại địa chỉ số: 206 Đội Cấn, quận Ba Đình.
 
Cửa hàng LamaSon 10k tại địa chỉ số: 210G Đội Cấn, quận Ba Đình
Theo khảo sát của PV, hệ thống siêu thị tiện ích LAMASON 10K thuộc Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư LamaSon 10k có địa chỉ tại số 207 Tô Hiệu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Được thành lập từ 2018 và chuyên kinh doanh một chuỗi các cửa hàng chuyên về đồ tiêu dùng. Hiện nay, chuỗi siêu thị trên có đến gần 30 cửa hàng phủ kín mọi ngóc ngách của Thủ Đô, chủ yếu kinh doanh đồ gia dụng, đồ chơi trẻ em, hoá mỹ phẩm, hàng may mặc, giày dép,…  điều đáng nói, rất nhiều sản phẩm tại đây không có nhãn phụ tiếng Việt, mập mờ về nguồn gốc xuất xứ khiến người tiêu dùng mơ hồ về công dụng, cách dùng, thành phần, nguồn gốc, thông tin cảnh báo khi sử dụng… của sản phẩm.



Tràn lan hàng hoá không nhãn phụ tiếng Việt.
Rất nhiều sản phẩm tại 2 cửa hàng trên không có nhãn tiếng Việt mà chỉ có những chữ nước ngoài (chữ tượng hình). Đáng chú ý, sản phẩm là đồ gia dụng như: Bát; đũa; thìa; dĩa; hộp dựng cơm, canh, gia vị… bằng: Nhựa; kim loại; thủy tinh; gốm sứ, đây là nhóm sản phẩm nằm trong danh sách dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Theo quy định tại nhóm các quy chuẩn 12 của Bộ Y tế cũng được kinh doanh tại đây, tuy nhiên, nhóm sản phẩm này không có thông tin công bố hợp quy và dấu hợp quy theo quy định.



Hàng hoá không nhãn phụ tiếng Việt bày bán tại cửa hàng Lamason 10k.
Đáng lưu ý, tại đây, những sản phẩm dành riêng cho trẻ em được sản xuất bằng nhựa, cũng chỉ có chữ nước ngoài (chữ tượng hình), không có bất kỳ thông tin nào về: thành phần; chỉ tiêu chất lượng nhựa; thương nhân sản xuất hàng hóa, địa chỉ; thương nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm, địa chỉ; thông tin cảnh báo... dấu hợp quy của sản phẩm.



Đồ chơi trẻ em, đồ gia dụng, hàng may mặc,.. bày bán tại cửa hàng Lamason 10K.
Trong quá trình thực hiện khảo sát, phóng viên của Tạp chí CHG đã liên hệ với Hệ thống siêu thị tiện ích LamaSon 10k, thế nhưng đến nay đơn vị trên vẫn chưa có thông tin phản hồi.
Việc hệ thống siêu thị hàng gia dụng LamaSon kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn phụ tiếng Việt, có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa nhập lậu là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng. Vì thế, rất mong các cơ quan chức năng liên quan sớm kiểm tra và xử lý nghiêm minh (nếu có vi phạm).
Ý kiến của ông Hồ Trường Giang, Phó viện trưởng Viện kỹ thuật chống hàng giả và Gian lận thương mại về vấn đề trên, ông Giang cho biết:
“Trách nhiệm hành chính của tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, nhập khẩu, buôn bán hàng hóa được quy định rất cụ thể tại các văn bản quản lý nhà nước. Khi tham gia vào thị trường, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm đều phải bị xử lý theo các chế tài đã được pháp luật quy định.
Đối với các dấu hiệu vi phạm của Hệ thống siêu thị tiện ích LamaSon 10k được phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại mô tả như trên cho thấy: Việc Hệ thống siêu thị tiện ích LamaSon 10k kinh doanh sản phẩm hàng hóa không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, có dấu hiệu: kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; không rõ chất lượngkinh doanh hàng hóa trôi nổi… là hành vi vi phạm hành chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Đối với các sản phẩm là thực phẩm còn gây nguy cơ rất cao ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng khi đối tượng sử dụng phần lớn là trẻ em và người đang mang thai.
Để quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP, ngày 14 tháng 4 năm 2017 được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP, ngày 09 tháng 12 năm 2022 quy định về nhãn hàng hóa, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2022. Theo đó, một số quy định về nhãn hàng hóa như sau:
1. Lương thực
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thông tin cảnh báo (nếu có).
2. Thực phẩm
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng (nếu có);
Nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế;
đ) Thông tin cảnh báo;
e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
3.Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần, thành phần định lượng (không áp dụng ghi thành phần định lượng đối với phụ gia thực phẩm và phụ liệu) hoặc giá trị dinh dưỡng;
đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: Công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng;
e) Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);
g) Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”;
h) Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
Mức xử phạt VPHC đối với lỗi vi phạm về nhãn hàng hóa có thể lên đến 120.000.000 đồng. Trong một số trường hợp vi phạm cụ thể còn bị tịch thu hàng hóa có nhãn vi phạm có liên quan đến chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, thuần phong mỹ tục; bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm.
Ngoài hành vi vi phạm quy chế ghi nhãn hàng hóa, cơ sở kinh doanh còn vi phạm: kinh doanh hàng hóa nhập lậu được quy định tại Nghị định 98/2020/ NĐ-CP ngày 26/8/2020 với mức xử phạt VPHC có thể lên đến 200.000.000 đồng và  tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm / buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng / buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm”.
Còn lại: 1000 ký tự
Đắk Lắk: Xử phạt 02 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm có dấu hiệu vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 02 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ trên mạng xã hội, với số tiền gần 50 triệu đồng.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm có giá trị gần 3 tỉ đồng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên tiến hành thành lập Hội đồng kiểm kê, giám sát việc tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm hành chính bị tịch thu, với giá trị gần 3 tỉ đồng.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
Trà Vinh: Xử phạt hơn 70 triệu đồng kinh doanh buôn bán vàng trang sức không công bố tiêu chuẩn theo quy định.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh thực hiện kiểm tra, phát hiện doanh nghiệp buôn bán vàng trang sức, không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định, không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xử phạt với số tiền hơn 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3