LTS: Vấn nạn sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu... không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống tiêu dùng của người dân, mà còn tạo lên những tác động tiêu cực vô cùng lớn tới kinh tế, xã hội của các địa phương. Ảnh hưởng vấn nạn trên chính là niềm tin của người tiêu dùng bị suy giảm, tính minh bạch của thị trường, tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và thậm chí sự hoài nghi của người tiêu dùng với chính cơ quan chức năng.
Trước thông tin người tiêu dùng cung cấp về Tổng đài Chống hàng giả: Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ “bủa vây” thành phố Lạng Sơn, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã cử phóng viên đi khảo sát nhiều điểm kinh doanh tại địa bàn thành phố Lạng Sơn. Nhằm truyền tải thông tin khách quan, đa chiều, Tạp chí CHG gửi tới người tiêu dùng, cũng như độc giả tỉnh Lạng Sơn một số nội dung sau khi kết thúc khảo sát của phóng viên.
Bài 2: Nhiều hàng hóa có dấu hiệu vi phạm bày bán tại chợ Đông Kinh
Lực lượng chức năng “nương tay”?
Khảo sát tại chợ Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn, nơi nổi tiếng kinh doanh các loại hàng hóa như: Quần áo; giầy dép; đồ điện; đồ gia dụng; ba lô; túi xách; loa; đài; phụ kiện điện thoại... phóng viên tạp chí CHG không khỏi giật mình vì mức độ vi phạm của toàn bộ khu chợ này.
Hầu hết, các quầy hàng tại đây đều có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật trong việc kinh doanh hàng hóa. Ví dụ như nhiều sản phẩm hàng hóa tại đây có nhãn gốc là chữ nước ngoài (chủ yếu là chữ tượng hình), không có nhãn phụ tiếng Việt. Tại các quầy đang kinh doanh sản phẩm như: Giầy; dép; ba lô; túi xách; quần áo... hàng hóa tại đây có nhiều sản phẩm có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam như: Gucci; Nike; Luis Vuitton; NY...
Trao đổi với phóng viên một số chủ quầy tại đây cho biết: “Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) thỉnh thoảng có đi kiểm tra. Được cái họ (QLTT) cũng nương tay... họ chỉ thu giữ hàng hóa giả mạo các hãng lớn thôi...”(?)
Việc lực lượng QLTT có đi kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của các tiểu thương tại chợ Đông Kinh là một điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên việc để các hộ kinh doanh hàng tiêu dùng không nhãn phụ tiếng Việt, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả mạo các thương hiệu nổi tiếng đã được đăng ký tại Việt Nam, có thể nói đo là một vấn nạn. Ảnh hưởng trực tiếp chính là người tiêu dùng và ngân sách nhà nước. Bởi như lời một người kinh doanh tại chợ Đông Kinh cho hay: “Hàng hóa tại chợ là bán trực tiếp cho người tiêu dùng, khách du lịch, chúng tôi không xuất được hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) đâu”.
Cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn nói gì?
Đem nỗi lo về hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán công khai tại chợ Đông Kinh, có thể là điều kiện, cơ hội để các loại hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái được các gian thương trà trộn và bán cho người tiêu dùng, phóng viên Tạp chí CHG có cuộc trao đổi với ông: Đặng Văn Ngọc, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn, ông Ngọc cho biết: “Lạng Sơn là tỉnh tiếp giáp với Trung Quốc, có đường biên dài và hiểm trở. Thời gian gần đây, bên phía Trung Quốc có chủ trương rào đường biên, vì thế hàng nhập lậu vào nội địa qua đường tiểu mòn lối mở là không còn. Nguồn hàng bây giờ chủ yếu là từ Ninh Hiệp và một số tỉnh khác cung cấp vào thị trường Lạng Sơn..”.
Khi phóng viên đề cập đến việc nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu, thậm chí là hàng giả mạo nhãn hiệu bày bán công khai tại chợ Đông Kinh, ông Ngọc giải thích: “Chúng tôi cũng có kiểm tra chợ Đông Kinh theo chuyên đề hàng năm. Tuy nhiên, việc một số quầy hàng tại đây kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu một phần do tâm lý “sính’ hàng hiệu của người tiêu dùng. Phần nữa là do một số cửa hàng vì ham lợi nhuận... Hàng năm chúng tôi đều yêu cầu các hộ kinh doanh ký cam kết không kinh doanh hàng hóa vi phạm pháp luật...”.
Việc có kiểm tra (theo định kỳ), nhưng không giám sát (hậu kiểm), để xảy ra tình trạng kinh doanh hàng tiêu dùng không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam một các công khai, với số lượng lớn (cả chợ Đông Kinh), không thể không nhắc tới trách nhiệm của đội QLTT phụ trách địa bàn thành phố. Cùng với đó, phía Cục QLTT phải là đơn vị chính chịu mọi trách nhiệm chính khi để xảy ra vấn đề này. Nhất là chợ Đông Kinh chỉ cách Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn chưa đầy 3Km và là nơi mua sắm của đông đảo khách du lịch mỗi khi đến với tỉnh Lạng Sơn tham quan. Bởi vậy, đề nghị Ban chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn trực tiếp vào cuộc, xác minh và xử lý vụ việc.
Trao đổi về vấn đề hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán tràn lan trên thị trường, Bà Nguyễn Thị Thu Hoài – Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại, bà Hoài cho biết:
Tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
“Hàng hóa nhập lậu” gồm:
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;
- Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
- Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
- Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi mà thương nhân kinh doanh hàng hóa nhập lậu có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên tới 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm (Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020). Bên cạnh hình phạt chính là phạt tiền nêu trên, cá nhân có hành vi buôn bán hàng giả còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục theo quy định.
Ngoài ra, các cá nhân kinh doanh buôn bán hàng nhập lậu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội Buôn lậu theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Pháp nhân kinh doanh buôn bán hàng nhập lậu có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt cao nhất là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Tình trạng buôn bán hàng hóa nhập lậu hiện nay ngày càng phổ biến, đặc biệt trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay. Việc kinh doanh sản phẩm ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng cần được quan tâm, giám sát nghiêm ngặt từ phía chính quyền địa phương, cơ quan quản lý thị trường, các cơ quan chức năng có thẩm quyền, các cơ quan y tế để bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng. Ngoài ra, cần có những biện pháp quyết liệt hơn, cứng rắn hơn để đẩy lùi tình trạng buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu như hiện nay.
(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…
Xem chi tiết(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.
Xem chi tiết(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết