Hành vi lừa đảo giả mạo thương hiệu trên mạng chiếm 72,6%


(CHG) Cơ quan chức năng xác định có tới 72,6%, các vụ lừa đảo trên mạng là hình thức lừa đảo giả mạo các thương hiệu nổi tiếng.

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin Truyền thông), các hình thức lừa đảo phổ biến trên mạng chủ yếu là giả mạo thương hiệu, chiếm tới 72,6%. Từ đầu năm đến nay, Cục đã điều phối ngăn chặn 2.328 trang web lừa đảo, vi phạm pháp luật; 1.342 trang web lừa đảo trực tuyến; 986 trang web, blog vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, Cục An toàn thông tin cũng đã xử lý 76 trang web phát tán mã độc, chặn kết nối đến 915 địa chỉ máy chủ điều khiển mạng Botnet.
Mặc dù chưa hết năm 2022, nhưng Cục An toàn thông tinh đã ghi nhận hình thức lừa đảo phổ biến là giả mạo thương hiệu gia tăng đột biến, chiếm 72,6% tổng số vụ lừa đảo trên mạng được ghi nhận. Các hình thức lừa đảo khác bao gồm giả mạo chiếm đoạt tài khoản trực tuyến chiếm 11,4%; các hình thức như lừa đảo trúng thưởng, việc làm online, ứng dụng cho vay... chiếm 16%.
Hành vi lừa đảo trên mạng, đặc biệt bùng phát mạnh từ khi đại dịch Covid -19 bùng phát. Lợi dụng vào sự cả tin của người tiêu dùng, nhiều đối tượng đã lập nhiều tài khoản khác nhau, hoặc lập website giả mạo để thực hiện hành vi lừa đảo.
Trước đó, cơ quan chức năng cũng đã bắt giữ nhiều vụ việc lợi dụng mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt tiền tỷ, như vụ việc Nguyễn Thị Quỳnh (Hải Dương) đã thực hiện hành vi lừa chào bán sỉ, lẻ mặt hàng cua đồng, nông sản giá rẻ để chiếm đoạt gần 500 triệu đồng của các bị hại.
Không chỉ xuất hiện hành vi lừa đảo qua mạng xã hội hoặc website giả mạo. Hiện rất nhiều đối tượng đã giả danh nhân viên ngân hàng, nhân viên công ty điện lực, nhân viên cơ quan chức năng ...., để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt mã OTP, rồi chiếm đoạt tiền từ tài khoản ngân hàng của người bị hại.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Quảng Bình: Xử phạt 01 đối tượng vẫn chuyển hàng hóa với nhiều hành vi vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 đối tượng thực hiện vận chuyển hàng hóa về 03 hành vi vi phạm, với tổng số tiền phạt 130 triệu đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 03 cơ sở kinh doanh livestream bán hàng giả mạo các nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia lai kiểm tra, xử phạt 03 cơ sở kinh doanh livestream bán hàng giả mạo các nhãn hiệu trên mạng xã hội, với tổng số tiền là 73.000.000 đồng.

Xem chi tiết
Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

(CHG) Ngày 13/5, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Xem chi tiết
2
2
2
3