Xử lý căn bản tình trạng lừa đảo trên không gian mạng


(CHG) Sáng 4/11, tiếp tục chương trình chất vấn tại Kỳ họp thứ Tư, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ 2 thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chịu trách nhiệm trả lời chính.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn. Ảnh: Hồ Long
Đề cập đến vấn đề an ninh mạng, ĐBQH Lê Thị Song An (Long An) đặt vấn đề, gần đây tình hình tội phạm công nghệ cao, như lừa đảo chiếm đoạt tài khoản, giả mạo tin nhắn các ngân hàng qua mạng có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp và thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu đồng bộ. Công tác quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực như an ninh mạng, tài chính - ngân hàng, đất đai, công chứng còn sơ hở, thiếu sót, chưa có sự phối hợp chặt chẽ.
Trong thời gian qua, Bộ đã có nhiều giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên mặt trận phòng, chống tin giả, thông tin xấu độc trên mạng. Tuy nhiên, việc ngăn chặn, xử lý có lúc còn chậm, tạo cơ hội cho tin giả tồn tại và phát tán rộng, gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế, an ninh trật tự, quyền lợi và lợi ích của những tổ chức, cá nhân. Chỉ rõ thực tế này, đại biểu đề nghị Bộ trưởng làm rõ: Với vai trò và trách nhiệm của mình, Bộ trưởng đã có giải pháp gì để giải quyết các vấn đề trên?
Đại biểu Quốc hội Lê Thị Song An (Long An). Ảnh: Hồ Long
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đây là vấn đề nan giải không chỉ với Việt Nam mà với nhiều nước trên thế giới. Gần đây có rất nhiều cá nhân, tổ chức lừa đảo sử dụng các cái phương tiện thông tin, trong đó có số điện thoại và các trang mạng. Thời gian vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã hoàn thiện thể chế, các văn bản quy phạm pháp luật để định nghĩa rõ các hành vi, quy định rõ quy trình xử lý hành chính, mức phạt và cơ chế chuyển cho công an xử lý hình sự. Để xử lý một cách căn bản, Bộ đã công khai các đầu số điện thoại, các trang web để tiếp nhận phản ánh của người dân về vi phạm.
Bộ đã phát triển công nghệ thông tin để rà quét, ngăn chặn các trang web có dấu hiệu lừa đảo, Bộ trưởng nhấn mạnh, nếu coi khoa học công nghệ là lực lượng sản xuất cơ bản, thì trong quản lý không gian mạng, công nghệ số cũng là lực lượng thực thi. Năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã rà quét và ngăn chặn khoảng 1.700 trang web có dấu hiệu lừa đảo. Theo ước tính của Bộ trưởng, nếu không rà quét sẽ có 3,1 triệu người truy cập các trang web này và xác suất bị lừa đảo là rất lớn.
Bên cạnh đó, Bộ cũng tập trung xử lý sim rác, xóa khỏi hệ thống những số thuê bao không có thông tin đầy đủ, hoặc thông tin không chính xác, đối soát thông tin qua cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia. Năm 2018, chúng ta còn 22.000 số thuê bao không có thông tin đầy đủ, đến năm 2022 chúng ta đã cương quyết và hiện nay thì không còn, bằng 0.

Nguồn: https://daibieunhandan.vn/thoi-su-quoc-hoi/xu-ly-can-ban-tinh-trang-lua-dao-tren-khong-gian-mang--i305940/

Còn lại: 1000 ký tự
Thủ tướng: Mở đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

(CHG) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và triển khai đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa trong thời gian từ ngày 15/5-15/6/2025.

Xem chi tiết
Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam

Bài báo Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam do Phạm Thị Mỵ (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo

​CHG - Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt, tạo nền tảng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đất nước vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, do đó cần tăng trưởng bứt phá 8% trở lên trong năm 2025 để về đích Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Để bảo đảm tăng trưởng 8% trở lên năm 2025 và hai con số các năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị.

Xem chi tiết
Tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới

CHG - Thể chế thương mại đã được triển khai xây dựng, ban hành và thực thi ngay sau ngày thống nhất đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế số, để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại, cần tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Xem chi tiết
Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

CHG - Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền

Xem chi tiết
2
2
2
3