Hoạt động tội phạm về tiền giả tại Bình Thuận có dấu hiệu gia tăng


(CHG) Thời gian gần đây, mặc dù cơ quan chức năng đã triệt phá nhiều vụ án nhưng thực tế cho thấy, tội phạm liên quan đến tiền giả trên địa bàn tỉnh Bình Thuận vẫn diễn biến phức tạp, hoạt động ngày càng tinh vi và có dấu hiệu gia tăng.
Liên tục phát hiện các đối tượng lưu hành tiền giả
Theo báo cáo, hiện Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Bình Thuận đang thụ lý 4 vụ, 10 bị can với số tiền giả thu được lên tới gần 300 triệu đồng, tăng cao so với năm 2023 cả về số vụ và số tiền giả thu được. Trong đó, chỉ tính từ đầu năm 2024 đến nay, lực lượng chức năng của Công an tỉnh Bình Thuận đã bắt và thu giữ hàng trăm triệu đồng giả với nhiều mệnh giá khác nhau. Đơn cử như ngày 1/3/2024, tại thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình, lực lượng công an đã bắt quả tang đối tượng Trương Minh Ngọc đang tàng trữ 71 tờ tiền giả mệnh giá 200.000 đồng.
Trương Minh Ngọc và tang vật tiền giả.
Trước đó, ngày 6/1/2024, Công an TP Phan Thiết đã phối hợp với Công an quận 12 (TP HCM) tổ chức lực lượng bắt giữ Trương Ngọc Thiện (27 tuổi, ngụ xã Sùng Nhơn, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận) do liên quan đến hành vi in ấn, sản xuất tiền giả trong một vụ án ở TP HCM. Theo đó, rạng sáng cùng ngày, Công an phường Xuân An (TP Phan Thiết) cùng tổ công tác của Công an quận 12 tiến hành kiểm tra hành chính căn nhà trọ số 116, đường Bùi Thị Xuân, TP Phan Thiết do Thiện thuê. Khi phát hiện bị kiểm tra, Thiện đã xịt hơi cay và dùng súng bắn về phía lực lượng công an rồi khóa cửa cổ thủ trong nhà. Lực lượng chức năng buộc phải phá cửa, xông vào khống chế Thiện. Bên trong căn nhà này, cơ quan chức năng còn phát hiện nhiều máy móc, tiền nghi là giả, súng bắn pháo hoa cùng nhiều tài liệu khác.
Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Bình Thuận cũng vừa kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp để truy tố 2 đối tượng gồm Trần Đình Hưng (SN 1995, ngụ tại phường Tân Hưng Thuận, quận 12, TP HCM) và Cung Đức Vy (SN 1990, ngụ tại phường 11, quận 3, TP HCM) về tội “Tàng trữ, lưu hành tiền giả”. Theo kết luận điều tra của cơ quan công an, các đối tượng trên khai nhận đã mang theo 30 tờ tiền giả mệnh giá 500.000 đồng từ TP HCM đến TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) với mục đích lưu hành. Với thủ đoạn sử dụng tiền giả mua hàng để được thối lại tiền thật và sử dụng tiền thật để chi trả cho các dịch vụ du lịch, ăn uống tại TP Phan Thiết. 
2 đối tượng Trần Đình Hưng và Cung Đức Vy mang tiền giả từ TP HCM ra TP Phan Thiết để tiêu thụ.
Cần nâng cao cảnh giác
Theo Công an Bình Thuận, qua các vụ việc trên cho thấy thủ đoạn của các đối tượng chủ yếu là lợi dụng sự mất cảnh giác của người dân, cũng như dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để qua mắt người tiêu dùng như: Đi tiêu thụ tiền giả vào lúc trời tối, mua hàng ở các khu dân cư đông đúc, chợ tự phát…; lợi dụng người bán là người già, trẻ em thị lực kém, đang bận rộn; mua các mặt hàng giá trị thấp như nước giải khát, thuốc lá, thẻ cào điện thoại, vé số, đổ xăng… để được thối lại tiền thật; để tiền giả, tiền thật xen lẫn khi mua hàng nhằm tránh bị phát hiện. Ngoài ra, trên một số hội, nhóm diễn đàn trên mạng xã hội, không khó phát hiện nhiều đối tượng ngang nhiên rao bán, trao đổi tiền giả nhiều mệnh giá khác nhau, gây khó khăn đối với công tác phòng, chống, đấu tranh với loại tội phạm này.
Do vậy, để đấu tranh hiệu quả với loại tội phạm này, cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, nhưng trọng tâm là phải nâng cao ý thức cảnh giác của người dân. Thời gian tới, Cơ quan ANĐT Công an Bình Thuận sẽ đẩy mạnh phối hợp với các đơn vị liên quan làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tố giác các đối tượng liên quan đến tiền giả, nhất là những hành vi mời chào mua bán, trao đổi tiền giả; đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh cần cẩn trọng hơn trong các giao dịch bằng tiền mặt, tăng cường sử dụng và hình thành thói quen thanh toán không dùng tiền mặt qua các ứng dụng của ngân hàng; thường xuyên cập nhật, đăng tải cách thức nhận biết tiền và thủ đoạn mua bán, trao đổi, tiêu thụ tiền giả trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nắm bắt, chủ động phòng, tránh. Người dân khi phát hiện đối tượng nghi vấn sử dụng tiền giả, kịp thời quay phim, chụp ảnh đối tượng và phương tiện khả nghi, sau đó báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

 

 
Còn lại: 1000 ký tự
Đồng Nai: Phát hiện hơn 16 ngàn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4 thuộc Cục QLTT tỉnh Đồng Nai cho biết đang thu giữ 16 ngàn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ vừa được phát hiện của một cơ sở kinh doanh và báo cáo trình Cục QLTT tỉnh xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
Ninh Thuận: Tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận cho biết đang tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp để tiếp tục xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC- BỘ Y TẾ: Yêu cầu thu hồi lô sản phẩm Rebirth Anti-Wrinkle Eye Gel With Vitamin E- Hộp 1 tuýp 30g…

(CHG) Ngày 13/9/2024, Văn phòng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết vừa ban hành văn bản yêu cầu đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Đội Quản lý thị trường số 2 xử phạt các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ “rao” bán trên mạng xã hội

(CHG) Hiện nay hoạt động mua bán hàng hóa trên nền tảng mạng xã hội đang diễn ra rất phổ biến trên cả nước và có khả năng tìm ẩn nhiều rủi ro gây thiệt hại cho người tiêu dùng mua phải hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ thông qua hình thức mua bán này

Xem chi tiết
Phát hiện việc thuốc CEFUROXIM 500mg nghi bị làm giả tại Thành phố Hồ Chí Minh

(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.

Xem chi tiết
2
2
2
3