(CHG) Thời gian qua, liên tục phát hiện ra nhiều vụ việc liên quan đến nhập cảnh hàng hoá trái phép qua đường hàng không. Và khung xử phạt hành vi nhập lậu hàng hoá như thế nào? Mới đây, Bộ Công an đã hoàn thiện cơ sở pháp lý, triển khai các biện pháp đấu tranh, xử lý vi phạm pháp luật tại cửa khẩu đường hàng không.
Các lực lượng chức năng đang kiểm tra hàng hoá nhập lậu.
Thời gian qua, lực lượng chức năng tại các cửa khẩu đường hàng không, phát hiện và bắt giữ một số vụ việc vận chuyển hàng hoá trái phép trong hành lý người nhập cảnh trên các chuyến bay.
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, trong quý 3, các vụ việc điển hình liên quan đến vận chuyển hàng không như: Ngày 9/9/2022, Chi cục Hải quan Gia Thuỵ (Cục Hải quan Hà Nội) chủ trì, đã phối hợp với Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc (Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) thực hiện kiểm tra thực tế lô hàng nhập khẩu vận chuyển độc lập đến địa điểm làm thủ tục hàng hoá xuất nhập khẩu qua đường hàng không.
Hàng hoá gồm 1 kiện, trọng lượng 210kg, được vận chuyển từ Incheon (Hàn Quốc) đến sân bay Nội Bài. Đối tượng vi phạm là bà N.T.N, địa chỉ: Sóc Sơn, Hà Nội. Kiểm tra hàng hoá bao gồm 90 hộp thuốc lá điếu hiệu ESSE SPECIAL GOLD (20 điếu/bao, 10 bao/hộp), hàng mới 100%, xuất xứ tại Hàn Quốc.
Sau đó ngày 14/9, qua nghi vấn hình ảnh soi chiếu 1 túi hàng hoá, Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh (Cục Hải quan Hà Nội) kiểm tra thực tế hàng hoá của Công ty TNHH NXK Linh Vương (Hà Nội) thì phát hiện đó là phụ kiện, bộ phận của súng hơi bắn đạn bi bằng khí ga.
Còn tại sân bay Tây Sơn Nhất đã phát hiện ra hàng hoá vi phạm gồm 6 túi nilon chứa chất rắn màu ngà dạng viên (hình trụ và hình hộp chữ nhật) nghi vấn là ma tuý, cất giấu bên trong các gọi kẹo mãng cầu me và bánh đậu xanh. Đối tượng vi phạm là ông H.H.A. Tang vật đã được gửi đến Phân viện khoa học hình sự Bộ Công An tại TP. HCM để giám định.
Mới đây, một sự việc khiến dư luận quan tâm khi hải quan phá đường dây buôn lậu thuốc lá, rượu ngoại ngay giữa sân bay Tân Sơn Nhất. Vụ việc xảy ra vào ngày 16/10/2022, Chi cục Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất đã bắt giữ lô hàng thuốc lá nhập lậu gồm 55 cây thuốc được đưa từ tàu bay (chuyến bay ...829 lộ trình KIX-SGN) xuống sân đỗ của một hãng hàng không tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Chi cục đã gửi thông báo mời ông Nguyễn Minh Hiền là tiếp viên trên chuyến bay trên đến cơ quan Hải quan làm việc để xác minh thông tin liên quan đến lô hàng này.
Qua điều tra, toàn bộ vụ việc đã được xác định: Từ tháng 12/2021, ông Nguyễn Minh Hiền được Chung Lợi Minh Trí – là thợ máy của một hãng hàng không móc nối qua messenger trên facebook để thực hiện vận chuyển hàng là thuốc lá và rượu ngoại với mức giá thỏa thuận 1 triệu/cây rượu ngon, 400 nghìn/cây rượu thường, 60 nghìn/cây thuốc lá. Nếu có ca trực, Trí đi vào làm tàu bình thường theo sự phân công của trưởng ca. Nếu không có ca trực, Trí vẫn đi vào sân bay theo đường kho hàng SCSC rồi vào cổng an ninh ở bãi 54 để vào sân đỗ và thực hiện việc giao nhận hàng.
Trí cũng cho biết, trước một ngày, Hiền sẽ báo Trí chuyến đáp và nhận hàng vào hôm sau. Nắm thông tin, Trí sẽ thông báo với tài xế Vũ Minh có đồng ý vận chuyển hay không. Nếu hai bên đồng ý thì thực hiện giao dịch.
Sau khi nhận thông tin tàu đáp từ ứng dụng Flightradar 24, khách xuống hết thì Trí sẽ lên tàu nhận hàng. Hàng được gói bọc xanh hoặc đỏ để trên xe thang, phía ngoài cửa máy bay. Trí lấy hàng xong thì sẽ đem xuống giao cho xe tải do tài xế Vũ Minh vận chuyển từ trong sân bay ra ngoài.
Chi phí toàn bộ chuyến hàng được chia làm 10 phần, Minh nhận 6 phần, Trí nhận 4 phần. Tất cả thanh toán qua tài khoản ngân hàng.
Ngoài chuyến hàng bị bắt ngày 16/10/2022, Trí đã thực hiện giao dịch khác vào ngày 12/10/2022, với tiếp viên tên là Đạt 30 cây thuốc. Ngày 1/10/2022, Trí thực hiện giao dịch với tiếp viên tên Khanh với 50 cây thuốc.
Từ tháng 12/2021 đến tháng 9/2022, Trí đã thực hiện giao dịch với Hiền bằng việc xách tay 1-2 chai rượu ngoại.
Thuốc lá nhập lậu qua đường hàng không tại sân bay Nội Bài.
Từ sự việc trên cho thấy thực tế, việc chưa xác định phạm vi chính xác cửa khẩu đường hàng không dẫn đến lúng túng trong xác định thẩm quyền xử lý vụ việc, triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, áp dụng pháp luật đối với một số hành vi vi phạm cụ thể.
Mới đây, Bộ Công an đã hoàn tất dự thảo nghị định về quản lý, bảo đảm an ninh trật tự tại cửa khẩu đường hàng không nhằm hoàn thiện thể chế, pháp luật về công tác bảo đảm an ninh trật tự nói chung và công tác quản lý cửa khẩu đường hàng không nói riêng.
Khu vực cửa khẩu biên giới đất liền và cửa khẩu cảng biển đã có quy chế bảo đảm an ninh riêng. Nghị định số 112/2014/NĐ-CP, Nghị định số 77/2017/NĐ-CP, Nghị định 71/2015/NĐ-CP đã quy định cụ thể phạm vi, cơ quan có thẩm quyền xác định phạm vi cửa khẩu, cư quan chủ trì duy trì an ninh trật tự là Bộ đội biên phòng.
Việc xác định rõ khu vực cửa khẩu hàng không phù hợp với các khuyến cáo của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế liên quan đến việc phân chia các khu vực tại sân bay, việc cấp thẻ vào các khu vực tại sân bay phù hợp từng mục đích cụ thể tại Công ước Chicago, Phụ lục 17, tài liệu 8973 điểm 4.2.3, 11.6.4 và 11.6.5; không xung đột với quy định Công ước Tokyo 1963 về tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay; Công ước Montreal 1999 về thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận chuyển hàng không quốc tế; Công ước Hague 1970 về loại trừ hành vi chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay; Nghị định thư Montreal 1988 về loại trừ những hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế.
Bên cạnh đó, khu vực cách ly cần quản lý chặt chẽ hơn, tránh các phát sinh về vấn đề an ninh. Lý do là hành khách ở trong khu vực này, dù là xuất cảnh hay nhập cảnh đều chưa hoàn tất quy trình. Nếu xảy ra vụ việc an ninh, lực lượng an ninh hàng không, các cá nhân, tổ chức có thể sử dụng thẻ kiểm soát an ninh hàng không để vào khu vực cách ly.
Tuy nhiên, số lượng lớn người được quyền tiếp cận khu cách ly lại ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ của cơ quan chức năng. Do đó, cần có cơ sở pháp lý để triển khai hiệu quả các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, xác định rõ phạm vi cửa khẩu, quản lý chặt chẽ khu vực cách ly xuất nhập cảnh, quy định cụ thể về cơ quan tiếp nhận, thụ lý, phối hợp, xử lý các vụ việc về an ninh trật tự.
Nghị định về quản lý, bảo đảm an ninh trật tự tại cửa khẩu đường hàng không được chia thành 4 chương gồm 17 điều. 4 chương gồm: Phạm vi các khu vực tại cửa khẩu đường hàng không, dòng lưu chuyển hành khách; Bảo đảm an ninh trật tự tại cửa khẩu đường hàng không; Tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành.
Nghị định về quản lý, bảo đảm an ninh trật tự tại cửa khẩu đường hàng không nhằm hoàn thiện thể chế, pháp luật về công tác bảo đảm an ninh trật tự nói chung và công tác quản lý cửa khẩu đường hàng không nói riêng, xác định rõ chức năng nhiệm vụ của các lực lượng trong công tác bảo đảm an ninh trật tự tại cửa khẩu đường hàng không. Khắc phục những vướng mắc, bất cập phát sinh từ thực tiễn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm an toàn tuyệt đối hoạt động của cửa khẩu đường hàng không, hoạt động xuất nhập cảnh tại cửa khẩu đường hàng không thuận lợi về mặt thủ tục, nhưng cũng chặt chẽ về quy định. Hoàn thiện cơ sở pháp lý, triển khai các biện pháp ngăn ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật tại cửa khẩu đường hàng không.
Xử phạt hành vi nhập lậu hàng hóa như thế nào?
Hành vi hàng hóa nhập lậu sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 17, Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
- Có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
|
0
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas
(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết