(CHG) Mặc dù cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình mới thu phạt hệ thống Kim Hiền Baby hơn 140 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng tiêu dùng do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa. Thế nhưng, chỉ sau đó một thời gian ngắn, tại cửa hàng Kim Hiền Baby vẫn ngang nhiên bày bán nhiều hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt. Thậm chí, nghi vấn tại đây đang kinh doanh thuốc sai quy định của pháp luật?
Thách thức cơ quan chức năng?
Ngày 12/5/2023 Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại có bài viết “Hệ thống Kim Hiền Baby kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ”, cùng ngày cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình đồng loạt tiến hành kiểm tra 6 cơ sở kinh doanh mang thương hiệu Kim Hiền. Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại 06 cửa hàng trên bày bán các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe; bỉm dùng cho trẻ em; mỹ phẩm; thực phẩm bổ sung các loại; dày dép; quần áo trẻ em... do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa. Cơ quan chức năng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trên với tổng số tiền thu phạt 143,593 triệu đồng.
Tuy nhiên, sau khi bị cơ quan chức năng xử phạt, Tổng đài Chống hàng giả (thuộc Quỹ Chống hàng giả) vẫn thường xuyên nhận được thông tin của người tiêu dùng phản ánh về việc: Cửa hàng Kim Hiền Baby, địa chỉ 207 đường Đinh Tiên Hoàng, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình, vẫn công khai bày bán hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt. Đặc biệt, thông tin từ người tiêu dùng cho hay, tại đây còn công khai bày bán sản phẩm nghi là dược phẩm (thuốc) sai quy định của pháp luật.
Nhằm khách quan, đa chiều và minh bạch về thông tin, ngày 13/6/2023, phóng viên Tạp chí CHG tiếp tục trở lại thành phố Ninh Bình và khảo sát tại địa chỉ trên. Phóng viên nhận thấy nhiều sản phẩm hàng tiêu dùng như: Sữa, bỉm, thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe; hóa mỹ phẩm... vẫn không có nhãn phụ tiếng Việt. Nguy hại hơn, tại đây bày bán công khai sản phẩm Prospan, thuốc điều trị ho được cấp phép nhập khẩu tại Việt Nam.
Việc Kim Hiền Baby (địa chỉ 211 (nay là 207) đường Đinh Tiên Hoàng, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình) tiếp tục công khai bày bán nhiều sản phẩm có dấu hiệu vi phạm pháp luật, có thể sẽ dấy lên sự hoài nghi của người tiêu dùng nơi đây: Phải chăng đơn vị này đang thách thức cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình?
Điều nghi vấn trên không phải là vô căn cứ, bởi trước đó ngày 24/3/2022 chính tại cửa hàng kinh doanh trên đã bị cơ quan chức năng xử phạt về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
Trao đổi với ông Hồ Trường Giang, Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại về vấn đề đại lý Kim Hiền Baby đang kinh doanh sản phẩm thuốc trái với quy định của pháp luật, ông Giang nêu quan điểm: Cửa hàng Kim Hiền baby, một cửa hàng chuyên kinh doanh các sản phẩm dành cho mẹ và bé, đang đối diện với một vấn đề đáng báo động. Hiện nay, cửa hàng này đang tiến hành kinh doanh sản phẩm thuốc trái phép. Mặc dù cung cấp các sản phẩm hữu ích như thuốc ho Prospan, nhưng việc kinh doanh sản phẩm thuốc này không tuân thủ quy định pháp luật là một hành vi không chấp nhận được. Việc kinh doanh sản phẩm thuốc yêu cầu sự quan tâm và giám sát nghiêm ngặt từ phía chính quyền và các cơ quan y tế để đảm bảo chất lượng và an toàn cho người dùng. Bởi vậy, cửa hàng Kim Hiền Baby tiếp tục kinh doanh sản phẩm này mà không tuân thủ các quy định liên quan đến văn bản pháp luật có thể là mối nguy hiểm cho sức khỏe của khách hàng, đặc biệt là cho các em bé và phụ nữ mang thai. Chúng ta không thể coi thường tầm quan trọng của việc đảm bảo rằng những sản phẩm mà chúng ta sử dụng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng. Đối với những sản phẩm y tế, đặc biệt là thuốc, việc sử dụng không đúng cách hoặc sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Vì vậy, cần có sự can thiệp từ các cơ quan chức năng để kiểm tra và xử lý vấn đề này. Cửa hàng Kim Hiền baby cần tuân thủ quy định và ngừng kinh doanh các sản phẩm thuốc trái phép ngay lập tức. Đồng thời, người tiêu dùng cũng cần có sự nhạy bén và thận trọng khi mua sắm các sản phẩm y tế, đảm bảo rằng chúng đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn cần thiết. |
LTS: Chiều ngày 23/6, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra một thông điệp quyết liệt và không khoan nhượng: "Tuyên chiến với hàng giả, đấu tranh thường xuyên với tinh thần 'mỗi ngày đều là cao điểm', đặc biệt là quét sạch thuốc giả, thực phẩm giả." Thông điệp ấy không chỉ là một khẩu hiệu chính trị, mà là mệnh lệnh xuất phát từ thực tiễn bức bối, nguy hiểm và đầy nhức nhối của tình trạng hàng giả, thuốc giả, thực phẩm giả đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe nhân dân, làm suy yếu nền kinh tế, phá hoại uy tín của doanh nghiệp chân chính và bào mòn niềm tin vào thể chế quản lý nhà nước.
Xem chi tiết(CHG) UBND TP. Đà Nẵng vừa có các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một doanh nghiệp và một hộ kinh doanh bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Xem chi tiết(CHG) Bộ Công an chính thức công bố danh sách 12 sản phẩm sữa bột bị xác định là hàng giả về chất lượng, đồng thời cho biết đang mở rộng điều tra đối với 72 sản phẩm khác của hai doanh nghiệp trong lĩnh vực dược và thực phẩm dinh dưỡng.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm do vi phạm các quy định về nhãn mác và chất lượng.
Xem chi tiết(CHG) Từ đầu năm đến nay cơ quan chức năng đã triệt phá hàng loạt vụ sản xuất, buôn bán hàng giả quy mô lớn. Điển hình là các vụ làm giả sữa, thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...
Xem chi tiết