Kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu bị phạt 10 triệu đồng


(CHG) Một cơ sở kinh doanh trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột đã mua trôi nổi trên thị trường nhiều giày thể thao nhãn hiệu NIKE để bán kiếm lời. Số hàng hóa bày bán tại cửa hàng đã bị lực lượng quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk kiểm tra, bắt giữ.

Hàng hóa vi phạm trưng bày tại cửa hàng.

Ngày 20/5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa xử phạt ông Lâm Minh Thức – chủ cửa hàng kinh doanh giày thể thao trên địa bàn phường Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột, số tiền 10 triệu đồng.
Ông Lâm Minh Thức đã có hành vi bày bán hàng hóa là giầy thể thao gắn nhãn hiệu NIKE và hình (được bảo hộ dùng cho mặt hàng giầy dép, theo bản sao của Đăng bạ nhãn hiệu hàng hóa quốc gia số 3440 tại Công văn số 2771/SHTT-SCVB của Cục Sở hữu trí tuệ ngày 6/4/2021) mà không được sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu, vi phạm quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009. Trị giá tang vật vi phạm là 7,5 triệu đồng.
Được biết, số hàng hóa này ông Thức mua trôi nổi trên thị trường, sau đó đăng tải lên tài khoản mạng xã hội Facebook cá nhân bán kiếm lời.
Đội Quản lý thị trường số 1 đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa vi phạm theo quy định và hoàn thiện hồ sơ trình Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền./.

Theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP, căn cứ vào mục đích của hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, cá nhân có thể bị xử phạt hành chính về hành vi buôn bán hoặc sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa.
- Về hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa đẻ buôn bán kiếm lời: bị phạt tiền ở mức thấp nhất là 1.000.000 đồng và mức cao nhất là 50.000.000 đồng tùy thuộc vào giá trị tương đương của hàng giả so với hàng thật hoặc số tiền thu lợi bất chính từ hành vi giả mạo nhãn hiệu (Điều 11 Nghị định);
- Về hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo nhãn hiệu: bị phạt tiền ở mức thấp nhất là 1.000.000 đồng và mức cao nhất là 50.000.000 đồng tùy thuộc vào giá trị tương đương của hàng giả so với hàng thật hoặc số tiền thu lợi bất chính từ hành vi giả mạo nhãn hiệu (Điều 12 Nghị định).

Còn lại: 1000 ký tự
Nghi vấn hệ thống Ếch Cốm bán thuốc chữa bệnh sai quy định?

(CHG) Hệ thống đồ sơ sinh Ếch Cốm kinh doanh các sản phẩm chủ yếu dành cho đối tượng mẹ bầu và em bé với 17 cơ sở trên cả nước, trong đó, Hà Nội có tới 12 cơ sở. Thế nhưng, bất chấp các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng, nhiều cửa hàng tại đây lại công khai bày bán hàng hoá nhập lậu. Thậm chí, nhiều dấu hiệu cho thấy một số cửa hàng thuộc hệ thống trên ngang nhiên kinh doanh thuốc tây?

Xem chi tiết
Triệt phá xưởng gia công mỳ chính, hạt nêm giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng

(CHG) 700kg mỳ chính và hạt nêm xuất xứ Trung Quốc, được cặp vợ chồng ở Thanh Hóa gia công, đóng gói thành mỳ chính của các nhãn hiệu nổi tiếng như Miwon, Aone, Sagi… rồi bán ra thị trường.

Xem chi tiết
Đặt mua sổ đỏ giả trên mạng rồi mang đi cầm cố

(CHG) Một đối tượng trú tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã lên mạng đặt làm giả 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác, sau đó đem đi cầm cố rồi chiếm đoạt hơn 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tạm giữ lô hàng điện gia dụng không giấy tờ hợp pháp

(CHG) Lực lượng quản lý tỉnh Hậu Giang vừa phát hiện và thu giữ gần 300 sản phẩm là đồ điện gia dụng vi phạm nhãn hàng hóa. Chủ lô hàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ kèm theo.

Xem chi tiết
Phát hiện ma túy tổng hợp thế hệ mới dưới dạng thuốc lá điếu

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa vừa phát hiện một lượng ma túy tổng hợp thế hệ mới, được vận chuyển dưới dạng thuốc lá điếu, tại thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Xem chi tiết
2
2
2
3