Kỳ 2: Cần các giải pháp đồng bộ để giải quyết vấn nạn tin giả


(CHG) Nạn tin giả đã trở thành mối quan tâm chung của nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ Việt Nam. Chính vì vậy, các cơ quan bảo vệ pháp luật và các ngành chức năng cần triển khai ngay nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt để ngăn chặn vấn nạn này.

 

Ảnh minh họa

Nhận biết tin giả

Bộ Công an cho biết, hiện trên không gian mạng xuất hiện rất nhiều trang, tài khoản đăng tải thông tin giả. Do đó, khi tiếp nhận thông tin trên mạng, người dân cần bình tĩnh, tỉnh táo, sàng lọc thông tin, tự trang bị kiến thức về pháp luật, xã hội và nhận diện rõ các thông tin xuyên tạc, giả mạo.

Ngoài ra, cần biết kiểm chứng cơ sở nguồn tin căn cứ vào tên miền của trang mạng đăng tải thông tin; thường nguồn phát tán thông tin xuyên tạc là những trang mạng có tên miền nước ngoài (.com, .org..). 

Các trang mạng chính thống của cơ quan Nhà nước có tên miền quốc gia là “.vn”, có địa chỉ, thông tin đăng ký cụ thể rõ ràng trên trang. Đối với các trang mạng xã hội của các cơ quan, tổ chức chính thống, thường đã được đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ và được cung cấp dấu bản quyền (tích xanh).

Bộ Công an đề nghị người dân kiểm tra tác giả, đọc kỹ nội dung để suy ngẫm, xác định thông tin thật hay giả; tin tức giả hay bị lỗi chính tả hoặc có bố cục lộn xộn, hình ảnh, video trong tin giả thường bị chỉnh sửa, cắt ghép, thay đổi nội dung, ngày tháng của sự kiện. Người dân hãy tìm các tin bài, trên các trang chính thống, uy tín có nội dung tương tự để đối chiếu hoặc xin sự tham vấn của các chuyên gia trên từng lĩnh vực.

Người dân cũng chú ý, khi đăng tải, chia sẻ thông tin từ những trang mạng xã hội, cần tiếp cận các luồng thông tin chính thống; không tham gia đăng bài, chia sẻ, bình luận thông tin sai sự thật, hình ảnh phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục và văn hóa của dân tộc hoặc bôi nhọ, xúc phạm danh dự của tổ chức và cá nhân; không thông tin trái với quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hoạt động vi phạm pháp luật...

Theo thông tin từ Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, một số doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam vẫn tìm cách né tránh không thực hiện ngăn chặn thông tin xấu, độc tại Việt Nam, điển hình là Facebook.

Trong khi hiện nay, giải pháp kỹ thuật hiện có chưa cho phép tách riêng nội dung vi phạm trên Facebook, YouTube, TikTok để chặn, mà chỉ có thể chặn toàn bộ website vi phạm.

Tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, đại biểu Nguyễn Hoàng Uyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Long An phản ánh: Hiện nay, thông qua mạng xã hội, các thế lực thù địch đăng tải nhiều thông tin bịa đặt, mạo danh các cơ quan Nhà nước, cá nhân lãnh đạo Đảng và Nhà nước để tung tin những nội dung không đúng sự thật, chưa được kiểm duyệt, gây mất niềm tin và nghi ngờ, hoang mang trong đảng viên và quần chúng nhân dân. Nguy hiểm hơn, chúng cắt ghép logo, nhạc hiệu thể hiện một bản tin thời sự của đài truyền hình, gây hiểu nhầm cho người xem. 

Đại biểu Nguyễn Hoàng Dũng – Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định cũng cho biết, thời gian qua chúng ta đã có nhiều hình thức đấu tranh mạnh mẽ với tình trạng tin giả, tin sai sự thật. Tuy nhiên, tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật trên internet, mạng xã hội vẫn theo chiều hướng gia tăng, gây rối loạn thông tin, hoang mang dư luật.

Các đại biểu cũng đã đề nghị Bộ Công An cần có giải pháp cụ thể cho vấn đề này.

Các phương thức nhận biết tin giả

Liên ngành vào cuộc ngăn chặn tin giả

Giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, Bộ Công an đã thực hiện các giải pháp ngăn chặn, gỡ bỏ, vô hiệu hóa các thông tin xấu, độc, tin giả, tin sai sự thật, nghiên cứu áp dụng những giải pháp kỹ thuật mới về công nghẹ thông tin truyền thông để phục vụ cho công tác nắm bắt, tổ chức đấu tranh, ngăn chặn và xử lý tin giả, tin sai sự thật. 

Bên cạnh đó, Bộ Công an cũng đã tăng cường công tác tuyên truyền, chủ động, kịp thời cung cấp rõ những thủ đoạn, tính chất nguy hại của thông tin xấu độc đối với xã hội, tuyên truyền nhằm trang bị kiến thức cần thiết để mỗi người có thể tự sàng lọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống, đồng thời miễn dịch với những tin xấu, độc làm nhiễu loạn môi trường.

Bộ Công an cũng phối hợp với Bộ Thông tin truyền thông yêu cầu các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ viễn thông, internet quản lý chặt chẽ thông tin trên không gian mạng để thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước. Đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới tại Việt Nam tuân thủ, chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam trên lĩnh vực đảm bảo an ninh, an toàn thông tin.

Ngoài ra, Bộ Công an đã chủ động bám sát diễn biến tình hình, nhất là các vấn đề, vụ việc nhạy cảm, phức tạp có nguy cơ bị các đối tượng khai thác để tạo dựng, tán phát, chia sẻ thông tin giả mạo, tin sai sự thật; chủ động rà soát, xác minh đối tượng “nguồn tin trọng điểm” để đôn đốc, hướng dẫn, điều phối tổ chức truy tìm, đấu tranh, xử lý nghiêm minh với những hành vi cố tình đưa thông tin bịa đặt, sai sự thật lên mạng xã hội, hành vi xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, phá hoại quan hệ quốc tế của đất nước; đồng thời tuyên truyền cảnh báo định hướng dư luận.

Tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Đối với việc hoàn thiện thể chế, một số nghị định về quản lý các nền tảng xuyên biên giới đang được sửa đổi và sẽ được ban hành trong quý III/2022 sẽ tạo hành lang pháp lý quan trọng để quản lý các nền tảng xuyên biên giới thực thi pháp luật tại Việt Nam. Bản thân các nền tảng như Facebook, Youtube đã nâng tỷ lệ đáp ứng yêu cầu của cơ quan Nhà nước từ dưới 20% (2018) lên 90-95% (2022).

Về giám sát không gian mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thành lập và đưa vào vận hành Trung tâm an toàn không gian mạng quốc gia để phát hiện sớm các thông tin xấu, độc, sai sự thật. Khả năng xử lý của Trung tâm này đã tăng từ 100 triệu tin/ngày lên 300 triệu tin/ngày. Từ năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thành lập Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam để tiếp nhận các phản ánh của người dân về tin giả để xử lý. 

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, việc bóc gỡ các thông tin trên không gian mạng là việc của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương và mọi người dân. Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cung cấp công cụ, cơ chế tháo gỡ các tin sai sự thật, thanh, kiểm tra và xử lý hành chính vi phạm về đưa tin giả trên không gian mạng.

Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng nhằm xây dưng các chuẩn mực về hành vi ứng xử trên mạng xã hội, tuyên truyền về ý thức trách nhiệm phát ngôn trên mạng xã hội, về hậu quả có thể gây ra khi phát tán các tin sai sự thật lên mạng xã hội. 

Các cơ quan, tổ chức căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và Bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng triển khai thực hiện, trong đó chú trọng đến việc bảo đảm an toàn, lành mạnh cho người yếu thế khi sử dụng mạng xã hội. 

Như vậy, cùng với các giải pháp về thể chế, các giải pháp kỹ thuật đã và đang được các bộ ngành triển khai thực hiện. Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm sẽ theo đó, được nâng cao chất lượng, tăng cường hiệu quả hoạt động. Các cơ quan quản lý Nhà nước, người dân và nhất là các nhà cung cấp dịch vụ cần tham gia tích cực vào công tác phòng, chống tin giả để làm sạch môi trường mạng, đồng thời, nâng cao ý thức về ứng xử trên không gian mạng.

Căn cứ điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Về biện pháp hình sự: Tùy vào nội dung, tính chất, mức độ nguy hiểm và hậu quả của việc đăng tải tin giả, theo Bộ luật Hình sự, người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với một số tội danh như: Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Phạt tù từ 5-12 năm. Người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt tù từ 1 đến 5 năm.

Tội làm nhục người khác: Phạt tiền từ 10-30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm; Phạm tội 02 lần trở lên, có 02 người trở lên, sử dụng công nghệ cao... bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm; Gây rối loạn tâm thần cho nạn nhân, làm nạn nhân tự sát bị phạt tù từ 02-05 năm. Người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm.

Tội vu khống: Phạt tiền từ 10-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Tội đưa và sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông: phạt tiền từ 30-200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20-200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm.

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3