Lâm Đồng: 02 giám đốc bị khởi tố vì sản xuất, buôn bán phân bón giả


(CHG) Ngày 27/9, Công an huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 2 bị can, gồm: Lê Tuấn Anh (32 tuổi) và Đào Đình Tuấn (52 tuổi) cùng thường trú tại Tp.HCM, để điều tra hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón.
Trước đó, thông qua công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn, Công an huyện Bảo Lâm phát hiện, thời gian gần đây xuất hiện nhiều đối tượng đến địa phương tiếp cận các đại lý, hộ dân để tiếp thị, chào bán phân bón nhãn hiệu DAP 18-46-0 có giá rẻ hơn nhiều lần so với thị trường.
Cụ thể, trên bao bì phân bón các đối tượng chào bán ghi nơi sản xuất là Philippines, trong khi thực tế, nhãn hiệu phân bón trên có xuất xứ từ Nga.
Dù không được cấp phép sản xuất phân bón, nhưng Đào Đình Tuấn vẫn tự mua bao bì, nguyên liệu, làm tem phụ và thuê đơn vị khác gia công thành những loại phân bón giả, kém chất lượng.
Nhận thấy vụ việc có nhiều nghi vấn về hành vi buôn bán phân bón giả, kém chất lượng, lãnh đạo Công an huyện Bảo Lâm chỉ đạo Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về Kinh tế - Ma túy khẩn trương điều tra, xác minh.
Các trinh sát đã triển khai lực lượng, tỏa đi khắp các địa bàn, làm việc với các hộ dân và đại lý phân bón để nắm, thu thập, tìm kiếm thông tin; đồng thời, phối hợp với cơ quan quản lý thị trường lấy mẫu phân bón để tiến hành giám định.
Với quyết tâm cao độ và bằng các biện pháp nghiệp vụ sắc bén, chỉ trong thời gian ngắn, các trinh sát đã xác định Lê Tuấn Anh là đối tượng có nhiều nghi vấn về hành vi buôn bán phân bón giả nên tiến hành theo dõi, củng cố tài liệu, chứng cứ để đấu tranh.
Lê Tuấn Anh tại cơ quan công an (Ảnh: CACC).
Tại cơ quan công an, Lê Tuấn Anh khai nhận: Cuối năm 2023, Tuấn Anh có quen biết với Đào Đình Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu VTCHEMS và được biết Công ty của Tuấn có sản xuất, kinh doanh phân bón DAP 18-46-0 giá rẻ hơn thị trường.
Sau đó, Đào Đình Tuấn đề nghị Tuấn Anh hợp tác phân phối và được Tuấn Anh đồng ý. Sau đó, Lê Tuấn Anh đã mua tổng cộng 9 tấn phân bón DAP 18-46-0 từ Đào Đình Tuấn, rồi bán cho các đại lý và người dân trên khu vực Bảo Lâm, Tp.Bảo Lộc.
Căn cứ lời khai của Lê Tuấn Anh, Công an huyện Bảo Lâm tiến hành triệu tập Đào Đình Tuấn đến làm việc.
Đào Đình Tuấn làm việc với cơ quan công an. (Ảnh: CACC).
Tại đây, Tuấn thừa nhận loại phân bón DAP 18-46-0 đã bán cho Tuấn Anh là hàng giả về chất lượng (có xuất xứ từ Trung Quốc).
Thực chất loại phân bón bên trong chỉ có hình dáng và màu sắc giống với loại phân bón thông thường, còn chất lượng, hàm lượng thì không đảm bảo.
Bản thân Đào Đình Tuấn không được cấp phép sản xuất phân bón nhưng vẫn tự mua bao bì, nguyên liệu, làm tem phụ và thuê đơn vị khác gia công thành những loại phân bón giả, kém chất lượng, chào bán với giá rẻ hơn giá thị trường nhằm mục đích thu lợi bất chính.
Sản phẩm phân bón D.A.P 18-46-0 bị làm giả.
Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Một doanh nghiệp bị đình chỉ sản xuất và phạt hơn 100 triệu đồng

(CHG) Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Minh Tú Anh (địa chỉ số 113 đường Thống Nhất, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, (tỉnh Lâm Đồng), do ông Nguyễn Doãn Thiệu làm Giám đốc, với số tiền trên 100 triệu đồng

Xem chi tiết
ĐẤU TRANH CHỐNG HÀNG GIẢ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG: Cuộc chiến nhiều cam go…

(CHG) Những năm qua, công tác phòng chống hàng giả và gian lận thương mại luôn được được các cấp chính quyền quan tâm, xử lý quyết liệt, trong đó có hành vi gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái rao bán trên mạng xã hội.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Kiểm tra xử lý phạt tiền, tịch thu và buộc tiêu hủy tang vật gần 1.750 triệu đồng.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra phát hiện 49 vụ vi phạm kinh doanh thông qua trang mạng xã hội, đã xử lý phạt tiền, tịch thu và buộc tiêu hủy tang vật gần 1.750 triệu đồng lĩnh vực thương mại điện tử.

Xem chi tiết
Đồng Nai: Phát hiện hơn 16 ngàn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4 thuộc Cục QLTT tỉnh Đồng Nai cho biết đang thu giữ 16 ngàn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ vừa được phát hiện của một cơ sở kinh doanh và báo cáo trình Cục QLTT tỉnh xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
2
2
2
3