Livestream bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu bị phạt 31 triệu đồng


(CHG) Livestream bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu CHANEL, LV, GUCCI, DIOR, HERMES đang được bảo hộ tại Việt Nam, mới đây một cá nhân ở Gia Lai đã bị phạt 31 triệu đồng, buộc tiêu hủy tất cả hàng hóa vi phạm.

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà T.L.Q.T số tiền 31.000.000 đồng vì kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ trên môi trường Internet.
Trước đó, để tiếp tục triển khai hiệu quả Quyết định 888/QĐ-TCQLTT ngày 22/3/2021 của Tổng cục Quản lý thị trường về việc ban hành Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ, giai đoạn 2021-2025. Qua thời gian theo dõi, ngày 20 tháng 6 năm 2023, Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai đã tiến hành kiểm tra đột xuất đối với Hộ kinh doanh T.L.Q.T kinh doanh tại địa chỉ 135 Duy Tân, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.


Tại thời điểm kiểm tra Đoàn kiểm tra phát hiện bà Thi đang sử dụng mạng xã hội Facebook có địa chỉ http://www.facebook.com/Quynhthy816868 để livestream, chốt đơn và bán hàng, tại đây đoàn kiểm tra đã tạm giữ 111 đơn vị hàng hóa có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu CHANEL, LV, GUCCI, DIOR, HERMES đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Sau khi làm việc với đại diện các chủ sở hữu nhãn hiệu tại Việt Nam, so sánh đối chiếu với các dấu hiệu vi phạm, Đội Quản lý thị trường số 2 đã hoàn tất hồ sơ trình Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai ban hành quyết định xử phạt đối với bà T.L.Q.T với tổng số tiền 31.000.000 đồng, buộc tiêu hủy tất cả hàng hóa vi phạm theo quy định của pháp luật.
Liên quan tới livestream bán hàng không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội, tháng 5/2023, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế và Công an phường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu kiểm tra tại địa chỉ số 390A đường Bình Giã, phường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện Nguyễn Thị Út Mười sinh năm 1985, hộ khẩu thường trú tại 479/2/18 Trương Công Định, phường 7, TP. Vũng Tàu đang thực hiện livestream bán hàng hóa là mỹ phẩm các loại không có hóa đơn, chứng từ kèm theo. Lực lượng chức năng kiểm đếm hàng hóa thu giữ và lập biên bản ghi nhận tạm giữ và niêm phong đối với 2.151 sản phẩm hàng hóa là mỹ phẩm các loại để phục vụ công tác xác minh, xử lý vi phạm theo quy định.
Tại Hà Nội, ngày 26/4, Đội Quản lý thị trường số 11 phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế, Công an quận Hà Đông, Hà Nội tiến hành kiểm tra kho hàng tại số 1, khu nhà dân cư mới, tổ 5, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội. Qua kiểm tra, lực lượng liên ngành phát hiện trên 250 sản phẩm thời trang có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu nổi tiếng như Adidas, Burberry, Zara… Tổng giá trị hàng hóa vi phạm khoảng 150 triệu đồng. Chủ cơ sở thừa nhận, số hàng hóa trên được nhập trôi nổi trên thị trường nên hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; cơ sở tự dán giá vào sản phẩm và livestream quảng cáo là sản phẩm thời trang hàng hiệu để bán hàng online trên mạng xã hội.
 
Theo quy định, hàng hóa mang từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan và phải đảm bảo hàng hóa có hóa đơn, chứng từ đầy đủ; đồng thời phải đóng các loại thuế, phí theo quy định.
Trường hợp cá nhân, tổ chức kinh doanh bán các sản phẩm hàng hóa nhập lậu (không có hóa đơn, chứng từ) sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 15 Nghị định 98/2020 xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo đó, mức phạt tiền sẽ phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa nhập lậu. Giá trị hàng hóa càng cao thì mức phạt càng lớn. Mức phạt thấp nhất là phạt tiền từ 500.000đ đến 1 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3 triệu đồng.
Mức phạt cao nhất cho hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu là phạt tiền 40 - 50 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.
Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm.
 
Còn lại: 1000 ký tự
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 500 triệu đồng Công ty nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất Công ty TNHH MTV H.T.P, xử phạt 500.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, có tổng trị giá hàng hóa vi phạm 1.179.200.000 đồng.

Xem chi tiết
Đình chỉ hoạt động sản xuất mỹ phẩm đối với Công ty TNHH TM DV Thẩm Mỹ Yody Phương Anh

(CHG) Thẩm mỹ Yody Phương Anh, sản xuất mỹ phẩm khi không đủ điều kiện, vừa bị cơ quan chức năng xử phạt 170 triệu đồng, đình chỉ hoạt động sản xuất mỹ phẩm do có nhiều vi phạm trong quá trình hoạt động và thu hồi toàn bộ sản phẩm.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
Lâm Đồng: Một doanh nghiệp bị đình chỉ sản xuất và phạt hơn 100 triệu đồng

(CHG) Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Minh Tú Anh (địa chỉ số 113 đường Thống Nhất, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, (tỉnh Lâm Đồng), do ông Nguyễn Doãn Thiệu làm Giám đốc, với số tiền trên 100 triệu đồng

Xem chi tiết
2
2
2
3