Mua phải vàng không đủ hàm lượng tại vàng bạc Lữ Hưởng, khách hàng phải xử lý ra sao?


LTS: Pháp luật cho phép có sự sai số đối với hàm lượng vàng trong các sản phẩm nhưng sự sai số đó phải nằm trong giới hạn luật định và các sản phẩm phải được ghi nhãn theo đúng quy định để tránh sự nhầm lẫn. Tuy nhiên, thực tế thì trên thị trường đã xuất hiện một số cơ sở kinh doanh vàng bán vàng trang sức không đảm bảo tiêu chuẩn về hàm lượng vàng, tuổi vàng theo quy định của pháp luật cho người tiêu dùng. Câu hỏi đặt ra là vậy với trường hợp như khách hàng phản ảnh mua vàng không đủ hàm lượng tại cửa hàng vàng bạc đá quý Lữ Hưởng thì sẽ phải xử lý ra sao? Chế tài xử phạt đã đủ mạnh để răn đe các cơ sở kinh doanh vàng làm ăn gian dối?

Ngày 12/10/2023 Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) có đăng tải bài viết “Thái Bình: Vàng bạc Lữ Hưởng - khi chữ tín có còn quý hơn vàng?”. Bài viết nêu ý kiến của khách hàng về việc cửa hàng vàng bạc đá quý Lữ Hưởng (thị trấn Đông Hưng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) bán sản phẩm có hàm lượng vàng không đúng như quảng cáo.

Một cửa hàng vàng bạc Lữ Hưởng tại thị trấn Đông Hưng.

Cụ thể, anh N.V.M, cho biết: “Tôi được Bố Mẹ tặng quà kỷ niệm nhân ngày cưới là một số vật phẩm bằng vàng, trong đó có lắc tay bằng vàng có giấy bảo đảm vàng tốt đúng tuổi của Công ty Vàng bạc Đá quý Lữ Hưởng. Thời gian gần đây, tôi thấy xuất hiện một số thông tin của người tiêu dùng trên địa bàn huyện Đông Hưng về việc mua phải sản phẩm vàng tại cửa hàng vàng bạc Lữ Hưởng có dấu hiệu vàng không đủ tuổi. Bán tín, bán nghi tôi đã mang sản phẩm trên đi làm kiểm nghiệm.
Sau khi có kết quả kiểm nghiệm, tôi đã không dám tin đây là sự thật. Bởi, trên hóa đơn mua vàng tại cửa hàng vàng bạc Lữ Hưởng ghi hàm lượng vàng là 9999, thế nhưng sau khi kiểm nghiệm, kết quả lại chỉ đạt được 98,879%. Tôi cảm thấy dường như niềm tin của mình và người tiêu dùng đang bị lừa dối, vì vậy rất mong phía cơ quan chức năng sớm vào cuộc để làm sáng tỏ vụ việc”.

Sẽ thật tệ hại nếu xảy ra hiện tượng Domino, người tiêu dùng ồ ạt đổi trả vàng do nghi ngờ đơn vị trên có hành vi lừa dối người tiêu dùng.

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc tích lũy vàng là một phương thức được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Ở Việt Nam việc mua vàng đôi khi không chỉ là đầu tư, tích lũy mà nó còn gắn với truyền thống văn hóa như: mua vàng làm của hồi môn, đồ trang sức đeo trong các dịp lễ.
Tuy nhiên, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế khoảng 40% lượng vàng được khai thác trên thế giới là vàng phi chính thức, điều này đã tạo ra một thị trường vàng thật, giả nhiễu loạn. Nhiều sản phẩm vàng  không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàm lượng vàng không đúng như quảng cáo... khiến cho nhà đầu tư dễ dàng gặp nhiều rủi ro khi đầu tư vào thị trường này. Chính vì vậy, việc khách hàng phản ánh cửa hàng vàng bạc Lữ Hưởng bán sản phẩm có hàm lượng vàng không đúng như quảng cáo là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm.
Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, tiến sĩ, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho biết: “Hiện tượng các tiệm vàng bán không đạt chuẩn không phải là hiếm. Người mua vàng cần cẩn trọng, nếu cần phải có sự kiểm định của bên thứ 3. Khi có đủ cơ sở để chứng minh tiệm vàng bán không đạt chuẩn thì người mua có quyền yêu cầu cửa hàng vàng phải đổi trả vàng đạt chuẩn. Nếu cơ sở kinh doanh vàng không chấp thuận thì người mua có thể trình báo các cơ quan chức năng về hành vi lừa đảo”.
Dưới góc độ của người kinh doanh vàng, bà Hana Ngô, Tổng giám đốc Hana Gold cho biết: “Vấn đề các cơ sở kinh doanh bán vàng không đủ tuổi, kém chất lượng sẽ để lại hệ lụy rất lớn cho người tiêu dùng. Bởi khi khách hàng đem những sản phẩm vàng như vậy đi bán sẽ bị lỗ nhiều. Có nhiều doanh nghiệp biết rõ vàng của cơ sở mình không đủ tuổi, hàm lượng nhưng vẫn cố tình bán ra thị trường để trục lợi cá nhân gây ra tiếng xấu cho cả thị trường vàng. Khách hàng nên lựa trọn những thương hiệu, cơ sở vàng uy tín để mua, trước khi có ý định mua vàng tại cơ sở nào thì cần tìm hiểu kỹ về cơ sở đó trên các phương tiện thông tin đại chúng để tránh xa những cơ sở không đủ uy tín. Hiện nay, HanaGold đã ứng dụng công nghệ 4.0 để giúp khách hàng định danh, truy xuất nguồn gốc vàng”.
Trên thực tế, khi mua phải vàng không đủ hàm lượng như quảng cáo dù có được đổi trả thì khách hàng cũng phải chịu rất nhiều thiệt thòi về chi phí đi lại, chi phí kiểm định, thời gian, công sức… Về lâu dài, người dân cũng sẽ mất đi niềm tin vào thị trường vàng. Bởi vậy, hành vi kinh doanh gian dối của một số cửa hàng cần phải được xử lý nghiêm.
Cùng với đó, nếu doanh nghiệp kinh doanh vàng có hành vi lừa dối người tiêu dùng sẽ để lại nhiều hệ lụy đối với chính doanh nghiệp của mình. Đặc biệt, hiệu ứng Domino, gây mất niềm tin của người tiêu dùng, khiến người tiêu dùng ồ ạt trả lại vàng đã mua. Hậu quả khi doanh nghiệp không kịp huy động tài chính để thu mua lại vàng cho người dân có thể dẫn tới tình trạng mất thanh khoản.
Dưới góc nhìn pháp lý, luật sư Lê Văn Lên, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh, Giám đốc Hãng luật Capital cho biết: “Để hạn chế sự phát triển của các cơ sở vàng không đáp ứng được điều kiện, các cơ quan có thẩm quyền cần phải có sự kiên quyết, cứng rắn hơn nữa trong việc thanh kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở kinh doanh vàng và bản thân người tiêu dùng cũng phải nâng cao nhận thức của mình về sản phẩm vàng tây, vàng trang sức, mỹ nghệ để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của bản thân”.

Còn lại: 1000 ký tự
Hà Tĩnh: Bắt giữ 4 kg vàng vận chuyển trái phép qua cửa khẩu

(CHG) Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh chủ trì, phối hợp với lực lượng Hải Quan tỉnh Hà Tĩnh vừa phát hiện và bắt giữ 4 đối tượng có hành vi vận chuyển trái phép 4 kg vàng qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

Xem chi tiết
Thái Bình: Tịch thu 1.000 chiếc áo chống nắng không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Thái Bình kiểm tra, xử phạt 01 cửa hàng kinh doanh quần áo, với số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.000 chiếc áo chống nắng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Nghệ An: Xử phạt 01 doanh nghiệp kinh doanh trang sức giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt 01 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng có hành vi buôn bán trang sức giả mạo nhãn hiệu, với mức xử phạt tiền là 55 triệu đồng.

Xem chi tiết
Quảng Ngãi: Liên tiếp xử phạt các hộ kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi liên tiếp kiểm tra đột xuất, xử phạt 03 hộ kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu Nike và Gucci, với tổng số tiền hơn 53.000.000 đồng.

Xem chi tiết
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
2
2
2
3