“Rùng mình” quy trình sản xuất bánh kẹo tại đơn vị Thiên Đức


(CHG) Sản xuất bánh kẹo ba không: không sử dụng găng tay; không khẩu trang y tế; không dụng cụ định lượng trong quá trình sử dụng màu thực phẩm... đó là những gì đang diễn ra tại đơn vị chế biến thực phẩm bánh kẹo đặc sản Thiên Đức.

Chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, không những nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của giống nòi, thậm chí tính mạng người sử dụng, mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, du lịch, và an ninh, an toàn xã hội.

Đơn vị sản xuất chế biến bánh kẹo đặc sản Thiên Đức, thôn Đông khê, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Vì lẽ đó, thời gian qua, Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ Chống hàng giả) thường xuyên nhận được thông tin của người tiêu dùng về việc một số đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu không đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm, có thể gây nguy hại đến sức khỏe, cũng như đời sống người tiêu dùng. Trong số đó, đơn vị sản xuất bánh kẹo Thiên Đức, thôn Đông khê, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là một ví dụ điển hình. Quỹ Chống hàng giả đã bàn giao thông tin tới Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG).

Công nhân tại đơn vị sản xuất bánh kẹo Thiên Đức không sử dụng găng tay, khẩu trang trong quá trình sản xuất bánh kẹo.

Qua khảo sát, phóng viên không khỏi “rùng mình” khi được tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất bánh kẹo của đơn vị trên: không khẩu trang y tế; không găng tay bảo hộ; không định lượng cụ thể trong quá trình sử dụng màu thực phẩm. Dưới nền nhà, nguyên liệu sản xuất bánh vương vãi, không được công nhân quét dọn, một số dụng cụ để chứa nguyên- phụ liệu sản xuất bánh có dấu hiệu cáu bẩn, không được thường xuyên vệ sinh... nhìn phản cảm.

Nguyên liệu vương vãi trên nền nhà xưởng, nhìn rất phản cảm, mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất.

Trong quá trình sản xuất, công nhân tại đây dường như không được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động. Nhìn những bàn tay trần dính đầy bột trắng, nhặt bánh, kẹo trong quá trình sản xuất, bao gói thành phẩm sản phẩm, cũng như việc công nhân tại đây không sử dụng khẩu trang y tế, vô tư nói chuyện trong quá trình sản xuất khiến nguy cơ mất an toàn vệ sinh trong quá trình sản xuất là rất cao.

Công nhân tại đơn vị chế biến bánh kẹo Thiên Đưc sử dụng thìa đong ước lượng màu thực phẩm.

Đặc biệt, tại khu vực phối trộn nguyên liệu hiện hữu một số ca nhựa chứa dung dịch màu vàng, xanh được đặt trên bàn có dấu hiệu cáu cặn. Quan sát thực tế, sau khi cho bột và nước vào máy trộn nguyên liệu, công nhân tại đây sẽ sử dụng thìa đong ước lượng dung dịch màu xanh cho vào phối trộn cùng. Sau khoảng thời gian rất ngắn, toàn bộ bột trong máy đã chuyển sang màu xanh cốm, nhìn rất bắt mắt (!)
Ngày 20/10/2023, phóng viên Tạp chí CHG có buổi trao đổi với một cán bộ phụ trách về lĩnh vực thực phẩm- nghành Công thương của UBND huyện Đông Hưng (xin giấu tên), đồng chí cán bộ trên cho biết: “ Sau khi được xem các video, hình ảnh về đơn vị sản xuất bánh kẹo Thiên Đức, nhận thấy trong quá trình sản xuất, công nhân tại đây không sử dụng khẩu trang y tế, găng tay bảo hộ... là chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc đơn vị trên sử dụng màu thực phẩm không được định lượng cụ thể, rất có thể sẽ bị vượt quá quy định cho phép. Phía huyện sẽ triển khai hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát đơn vị thực hiện theo đúng quy định của pháp luật”.

Dung dịch có màu xanh và màu vàng được đơn vị Thiên Đức sư dụng trong quá trình sản xuất bánh kẹo.

Nhằm thông tin đa chiều tới độc giả, cùng ngày phóng viên trao đổi với ông Trần Văn Đức, chủ cơ sở sản xuất bánh kẹo Thiên Đức qua điện thoại, ông Đức cho rằng: “Về tất cả các bột màu, chúng tôi mua của công ty, có hóa đơn và công bố chất lượng của công ty. Trong quá trình sản xuất chúng tôi đã có công thức là bao nhiêu cân nước đường, bao nhiêu cân bột, bao nhiêu thìa phẩm màu, bao nhiêu kg dầu thơm...” (?)
Với câu hỏi của phóng viên: “Đơn vị sử dụng thìa để định lượng màu thực phẩm, không có thiết bị đong đếm cụ thể, có thể dẫn tới việc sử dụng màu thực phẩm vượt quá mức cho phép?”, ông Đức cho hay: “Việc đó (sử dụng màu thực phẩm) cũng có thể có hai cách (phương án) xảy ra là: sản phẩm có thể sẽ giông lên (vượt quá), hoặc giảm đi. Còn việc trong quá trình sản xuất, công nhân không đeo găng tay, khẩu trang y tế, đó là do việc giám sát chưa tốt của đơn vị, chúng tôi sẽ tiếp thu và khắc phục ngay”.
Việc công nhân của đơn vị này không sử dụng găng tay bảo hộ; không sử dụng khẩu trang y tế; không thiết bị chuyên dụng cân đo, đong đếm màu thực phẩm trong quá trình sản xuất bánh kẹo... có thể là cơ hội để số vi sinh vật có hại, một số nấm mốc, một số bệnh dịch, truyền nhiễm có thể xâm nhập vào sản phẩm, gây ngộ độc thực phẩm đối với người tiêu dùng trong quá trình sử dụng. Chính vì thế, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc thẩm tra, xác minh, kiểm tra, kiểm soát, giám sát đơn vị sản xuất bánh kẹo trên.
Trao đổi về vấn đề trên, ông Hồ Trường Giang, Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại cho rằng: “Thông thường, không ai dùng phẩm màu tự nhiên quá ngưỡng cho phép vì nó quá đắt tiền, nhưng thường dùng vượt ngưỡng đối với phẩm màu hóa học hoặc phẩm màu công nghiệp (loại màu tuyệt đối không được sử dụng cho thực phẩm). Khi sử dụng những loại thực phẩm có nhiều phẩm màu, người tiêu dùng có thể bị ngộ độc cấp tính với những triệu chứng như nôn, có khi nôn ra máu, đau bụng… thậm chí bị suy gan, suy thận”.

Mức phạt hành chính khi sử dụng phụ gia thực phẩm vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép; quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 5 Nghị định 115/2018/NĐ-CP; quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Trong đó có:
– Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép.
Bên cạnh đó, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:
– Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm quy định tại Điều này.
 
Còn lại: 1000 ký tự
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
Trà Vinh: Xử phạt hơn 70 triệu đồng kinh doanh buôn bán vàng trang sức không công bố tiêu chuẩn theo quy định.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh thực hiện kiểm tra, phát hiện doanh nghiệp buôn bán vàng trang sức, không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định, không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xử phạt với số tiền hơn 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt gần 95 triệu đồng vi phạm kinh doanh phân bón giả.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền gần 95 triệu đồng, với các hành vi vi phạm là không niêm yết giá, buôn bán phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng và có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Xem chi tiết
Bắc Ninh: Tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt điện nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 40 triệu đồng và tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt điện nhập lậu tại Cơ sở sản xuất, kinh doanh quạt điện của ông T.Đ.T.

Xem chi tiết
2
2
2
3