Mỹ phẩm do Công ty Yodywhite Phương Anh chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường đang quảng cáo như thuốc


(CHG) Pháp luật không cho phép quảng cáo mỹ phẩm như một dạng thuốc. Tuy nhiên, sản phẩm SERUM giúp tái tạo da do công ty Yodywhite Phương Anh chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường lại ngang nhiên ghi trên nhãn sản phẩm như một dạng thuốc.
Thời gian qua, lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng xã hội, cũng như nhiều doanh nghiệp ngang nhiên quảng cáo trên nhãn sản phẩm, không ít doanh nghiệp đã tung những chiêu bài quảng cáo sai sự thật về sản phẩm để đánh lừa người tiêu dùng... Tình trạng quảng cáo sai sự thật gây ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng cả vật chất cũng như sức khỏe, tinh thần, nhất là đối với các sản phẩm mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.
Sản phẩm SERUM giúp tái tạo da do Công ty Yodywhite Phương Anh chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
Bởi khi tiếp cận thông tin quảng cáo sai sự thật, người mua sẵn sàng chi ra khoản tiền lớn để có được sản phẩm. Sau khi sử dụng, người tiêu dùng mới biết về những điều mà quảng cáo đề cập bởi chất lượng thực tế không giống như quảng cáo, thậm chí có nhiều sản phẩm ở mức độ kém, gây nguy hại. Không những thế, tình trạng quảng cáo sai sự thật còn vi phạm đạo đức kinh doanh, làm rối loạn thị trường mua bán, trao đổi hàng hóa.
Trên thực tế, mặc dù Luật Quảng cáo cùng các văn bản liên quan đã được ban hành nhưng dường như chưa thể giải quyết dứt điểm tình trạng quảng cáo sai sự thật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá. 
Bên cạnh đó, việc người kinh doanh, chủ doanh nghiệp với tâm lý "một vốn bốn lời" đã bất chấp thủ đoạn để thổi phồng công dụng, chất lượng, cung cấp thông tin sai sự thật về hàng hóa để đạt được tham vọng lợi nhuận, doanh thu, khiến người mua không tỉnh táo và nhanh chóng đưa ra những quyết định về việc mua sản phẩm. Trong đó, sản phẩm SERUM giúp tái tạo da do Công ty TNHH TM- DV- Thẩm mỹ Yodywhite Phương Anh (Công ty Yodywhite Phương Anh) chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường là một ví dụ điển hình của vấn đề trên.
Website: https//www.yodyphuonganh.com (website này có chức năng giỏ hàng, thế nhưng lại chưa thông báo với Bộ Công thương)
Tại website: https//www.yodyphuonganh.com (website này có chức năng giỏ hàng, thế nhưng lại chưa thông báo với Bộ Công thương) quảng cáo giới thiệu rất nhiều sản phẩm mang thương hiệu Yodywhite Phương Anh, trong đó có sản phẩm SERUM giúp tái tạo da. Điều đáng ngạc nhiên, website trên ngang nhiên quảng cáo sản phẩm SERUM giúp tái tạo da như một dạng thuốc.
Website trên công khai giá bán của sản phẩm SERUM giúp tái tạo da là 350 nghìn đồng, cũng như đăng tải bài viết quảng cáo về viết về sản phẩm. Điểm bất thường, tại bài viết quảng cáo cho sản phẩm SERUM giúp tái tạo da liên tục sử dụng những cụm từ: “bôi thuốc”; “ngưng thuốc”; “dính thuốc”... “dùng thuốc để da nhanh đẹp”, để quảng cáo cho sản phẩm.

Trên nhãn sản phẩm SERUM giúp tái tạo da do Công ty Yodywhite Phương Anh chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường ghi như một dạng thuốc.
Ngoài việc quảng cáo sản phẩm như một dạng thuốc tại website, mục hướng dẫn sử dụng của nhãn hàng sản phẩm này cũng có ghi những thông tin tương tự: “Ngưng tất cả mỹ phẩm trước 1-2 ngày khi dùng thuốc...”; “Không đắp mặt nạ nào trong thời gian dùng thuốc”; “Dùng tay trực tiếp hay bôi thuốc lên mặt không dùng tăm bông, hay bông gòn để bôi thuốc. Xịt thuốc ra lòng bàn tay, tay còn lại chấm thuốc bôi lên da”; “Bôi thuốc một ngày 2-3 lần”. 
Mục Lưu ý của nhãn hàng hóa tiếp tục ghi: Tránh và lưu ý không bôi thuốc vào vùng hốc mắt...; “... Khi da đỏ nhiều, sưng nhiều ngưng thuốc”; “... Khi da ai nhạy cảm lỡ dính thuốc lên người gây sần ngứa...”; “Thường xuyên gửi da tư vấn trong thời gian dùng thuốc để da nhanh đẹp”; “100% Không phải là thuốc rượu... không có thành phần cồn lên đến 2%”.
Như vậy, việc SERUM giúp tái tạo da do Công ty Yodywhite Phương Anh chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường liên tục ghi từ “thuốc” trên nhãn hàng hóa sẽ khiến phần lớn người tiêu dùng sẽ hiểu sản phẩm này dùng để điều trị, chữa trị những loại bệnh liên quan tới da hơn là sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp. Điều này là vi phạm nghiêm trọng nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo: “Mỹ phẩm được cấp công bố trong nước quy định rõ ràng về công dụng, không được gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng là thuốc chữa bệnh qua việc sử dụng các công dụng “điều trị” để quảng cáo cho người tiêu dùng”. Việc sử dụng câu từ để quảng cáo tính năng sản phẩm mỹ phẩm phải đáp ứng Hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm. 
Ngoài ra, Khoản 15, Điều 6 Luật Dược 105/2016/QH13 cũng quy định: “Cấm thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế”.
Trong khi đó, theo quy định của Luật Quảng cáo và các văn bản hướng dẫn, quảng cáo mỹ phẩm là hình thức quảng cáo bắt buộc phải xin giấy phép cho nội dung quảng cáo. Doanh nghiệp chỉ được phép quảng cáo cho sản phẩm mỹ phẩm khi được cơ quan cấp phép cấp giấy phép quảng cáo mỹ phẩm. 
Có thể thấy sản phẩm SERUM giúp tái tạo da do Công ty Yodywhite Phương Anh chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được giới thiệu và bán trên các nền tảng mạng xã hội, trên sàn TMĐT có giá thành “bình dân”, khiến người tiêu dùng dễ dàng xuống tiền mua. Bởi vậy nhãn hàng này nhanh chóng trở thành mặt hàng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên nếu không tìm hiểu kỹ về chất lượng, cũng như đảm bảo an toàn của sản phẩm, hậu quả để lại không chỉ là “tiền mất mà tật còn mang” cho chính người tin dùng. Điều đó được minh chứng bởi bảng thành phần của sản phẩm SERUM giúp tái tạo da.

Bảng thành phần của sản phẩm SERUM giúp tái tạo da có chứa một số thành phần như Phenoxyethanol; Arbutin; Retinol (Vitamin A), tuy nhiên không có thông tin cảnh báo đối tượng sử dụng là phụ nữ mang thai và cho con bú.
Theo ông Hồ Trường Giang, Phó viện trưởng Viện kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại: Nếu căn cứ theo bảng thành phần của sản phẩm này, thì phía đơn vị nên đưa thông tin cảnh báo sử dụng đối với một số đối tượng tiêu dùng cụ thể. Bởi trong sản phẩm SERUM giúp tái tạo da (do Công ty Yodywhite Phương Anh chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường) có chứa một số thành phần như Phenoxyethanol; Arbutin; Retinol (Vitamin A). Trong đó, Phenoxyethanol được sử dụng rộng rãi như một chất bảo quản trong mỹ phẩm. Tuy nhiên, ở nồng độ cao, nó có thể gây kích ứng da và mắt. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, việc tiếp xúc quá mức có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và các vấn đề hô hấp. Do đó, nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm chứa Phenoxyethanol trong giai đoạn này.
Còn đối với Arbutin, đây là một chất làm trắng da, nhưng khi vào cơ thể, nó chuyển hóa thành Hydroquinone. Hydroquinone có khả năng gây ung thư và có thể gây độc cho thai nhi. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh sử dụng các sản phẩm chứa arbutin để tránh nguy cơ cho sức khỏe của mẹ và bé”.
“Với chất Retinol (Vitamin A) và các dạng Retinoid khác rất hiệu quả trong điều trị mụn và lão hóa da, nhưng chúng có thể gây dị tật bẩm sinh nếu sử dụng trong thai kỳ. Các sản phẩm chứa Retinol nên được tránh hoặc sử dụng rất thận trọng dưới sự giám sát của bác sĩ khi mang thai và cho con bú. 
Các nghiên cứu đều cho rằng phụ nữ mang thai và cho con bú nên cẩn trọng khi sử dụng mỹ phẩm chứa Phenoxyethanol, Arbutin và Retinol. Tốt nhất là tránh hoặc hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa các chất này trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Việc nhà sản xuất phải cung cấp đầy đủ thông tin khuyến cáo sử dụng sản phẩm của bất kỳ sản phẩm mỹ phẩm nào trong giai đoạn này là rất quan trọng”, ông Giang cho biết thêm.
Theo Cục Quản lý Dược, tiêu chí để phân loại sản phẩm mỹ phẩm căn cứ vào tính năng, mục đích sử dụng, thành phần công thức sản phẩm và định nghĩa về mỹ phẩm. Việc công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm (nêu ở phần mục đích sử dụng cũng như tên sản phẩm) phải đáp ứng Hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm (Phụ lục số 03-MP kèm theo Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế) và văn bản liên quan hướng dẫn phân loại sản phẩm, công bố tính năng mỹ phẩm để đảm bảo các sản phẩm mỹ phẩm được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố không vượt quá tính năng, công dụng mỹ phẩm, gây hiểu nhầm là thuốc.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý Dược cũng đề nghị các Sở Y tế tiếp tục rà soát việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm, kiểm tra lại toàn bộ nội dung trong Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Sở Y tế cấp số tiếp nhận thời gian qua; Cập nhật thường xuyên danh mục các chất sử dụng trong mỹ phẩm, phổ biến đến các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, đảm bảo chỉ đưa ra lưu thông phân phối và sử dụng sản phẩm mỹ phẩm theo quy định;

Xử lý, xử phạt nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động sản xuất, buôn bán mỹ phẩm theo quy định hiện hành; Thu hồi và tiêu hủy toàn bộ các loại mỹ phẩm nghi ngờ giả, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, mỹ phẩm không đạt chất lượng, không an toàn cho người sử dụng.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3